Thứ Tư, 11 tháng 8, 2021

TÌM HIỂU VỀ VẢI LEN SỢI VÀ SỰ THÔNG DỤNG CỦA NÓ TRONG MAY MẶC

Cứ mỗi mùa đông tới là trong tủ quần áo của chúng ta lại không thể thiếu những chiếc áo len thông dụng và phổ biến. Áo len không chỉ dễ mặc, dễ phối đồ mà còn phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi hoàn cảnh và mọi môi trường khác nhau. Chính vì sự phong phú đó mà vải len trở thành không thể thiếu trong may mặc. Để tìm hiểu sâu hơn về vải len và nguồn gốc, tính chất của vải len, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Định nghĩa vải len

Chữ len là được bắt nguồn từ tiếng Pháp: Laine, đây là một loại sợi dệt được chế biến từ lông các loại động vật như cừu, dê, lạc đà… Len là nguyên liệu chính để dệt, đan, và tạo thành các loại áo len, một trong những sản phẩm có tác dụng giữ ấm cho người mặc ở các nước có khí hậu lạnh. Vải len được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Một số phụ phẩm trong len bắt nguồn từ tóc hoặc da, lông. Ưu điểm của len là có độ đàn hồi tốt, giữ không khí và đặc biệt là giữ nhiệt rất tốt. Khi đốt cháy, len cần nhiệt độ cao hơn bông và các loại sợi tổng hợp khác. Len là công cụ cách điện tốt, có khả năng tự dập lửa và không lây lan lửa.

Sản xuất vải len

Len sợi được sản xuất từ 4 nguyên liệu thô xơ chính:

• Cotton

• Tổng hợp

• Lông

• Lụa

5 tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của len sợi gồm: độ bền, cấu tạo sợi, màu sắc, quá trình uốn và đường kính. Trong đó tiêu chuẩn đường kính và cấu tạo sợi là quan trọng nhất trong việc xác định giá cả và đặc tính của vải len.

Quá trình sản xuất len sợi chính là quá trình biến đổi sợi tự nhiên, tái sản xuất hay tổng thợp thành sợi len. Trong khi sản xuất, có trường hợp xơ hoặc sợi sẽ được nhuộm trực tiếp.

Các loại len khác nhau sẽ được sản xuất theo những quy trình gần như nhau.

Bước đầu tiên, nguyên liệu thô (xơ) được làm sạch để loại bỏ các tạp chất như: cát, bụi, vỏ cây, chất nhờn, mỡ động vật và nước ấm bằng cách nấu trong dung dịch chứa xà phòng, kiềm. Lông được nấu và giặt bằng nước ấm sau đó đem phơi khô. Lụa thô có 25%  chứa nhựa tơ sẽ được loại bỏ bằng cách nấu trong dung dịch xà phòng đặc.

Sau khi nguyên liệu thô đã được xử lý, tiếp tục đem ra chế biến theo 2 cách: len sợi chải thô và len sợi chải kỹ.

Các loại len phổ biến

Trên thị trường, len có khá nhiều loại, nhưng phổ biến nhất vẫn là các loại sau đây:

1. Len lông cừu thường

Là loại len có nguồn gốc từ đàn cừu mới thay lông 1 lần. Loại len này so với len thường thì có tính mềm mại và đàn hồi tốt hơn nên len lông cừu rất ấm và bền.

2. Len Cashmere

Len Cashmere là len có nguồn gốc từ lớp lông tơ của dê Kashmir hay Cashmere trong đợt thay lông mùa xuân. Len Cashmere có thể cách nhiệt gấp 8 lần len thường nên nó giữ ấm tốt vào mùa đông. Len này siêu nhè và giá cả đắt đỏ nhất trong các loại len.

3. Len Angora

Len Angora xuất thân từ thỏ Angora, sợi len có tính chất mềm, mịn, mỏng và rất bông. Tuy nhiên đồ bền của nó hơi kém nên trong quá trình sản xuất nó sẽ được pha với các loại sợi len khác.

4. Len lông cừu Merino

Giống cừu đặc biệt nhất là nguồn gốc của len Merino. Len này mềm nhất trong các loại lông cừu. Sản phẩm từ len lông cừu Merio được ưa chuộng bậc nhất vì nó giữ ấm tốt nhất, đồng thời rất bền, đẹp và không gây khó chịu cho da.

5. Len Alpaca

Len Alpaca thuộc dòng họ lạc đà Nam Mỹ. Lông Alpace cũng được dùng trong ngành dệt may. So với len Cashmere thì nó mềm như nhau nhưng len Alpaca lại nhẹ hơn lông cừu thường. Nó cũng giữ nhiệt khá tốt, mềm mại và bền bỉ.

Cách bảo quản vải len

Vải len cần được bảo quản ở nơi có độ ẩm tương đối cao và phải được gia công tại nơi có độ ẩm từ 65-75%, điều này giúp hạn chế các đường may nhăn do lệch độ ẩm. Cũng do vấn đề lệch đường may mà vải len cần tăng mật độ mũi may, khâu trên đường chéo của vải. Nên xử dụng vải lót hoặc mũi may ziczac. 

 Trên đây là những hiểu biết về vải len, mong rằng sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm hiểu tên các loại vải và đặc tính của chúng trong may mặc.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét