Chủ Nhật, 8 tháng 8, 2021

TÊN CÁC LOẠI VẢI MAY MẶC ĐƯỢC ƯA CHUỘNG NHẤT HIỆN NAY

Có nhiều năm kinh doanh trong lĩnh vực bán buôn quần áo trẻ em nên Riokids đã tích lũy được cho mình những kinh nghiệm về các loại vải trong may mặc. Gần đây lại có khá nhiều chủ shop mới vào nghề chưa nắm bắt cũng như hiểu rõ được hết tên các loại vải và ưu nhược điểm của chúng. Vì thế, Riokids quyết định ra một chuỗi các bài viết từ tổng quan đến chi tiết từng loại vải thông dụng trong may mặc và đang được ưa chuộng nhất hiện nay. Sau đây là bài viết tổng quan các loại vải phổ biến trong may mặc mà chủ shop cần biết.

1. Vải cotton

Loại vải đã và đang được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là vải cotton. Do được làm từ nhiều nguồn nguyên liệu thiên nhiên nên vải mềm mịn, có độ co giãn và đặc biệt không gây kich ứng da như nhiều loại vải sợi nhân tạo khác. Ngoài ra, vải cotton còn thấm hút mồ hôi tốt, giảm nhiệt, độ bền cao, giặt nhanh khô và phù hợp với mọi vóc dáng, mang lại cảm giác thoải mái cho người mặc.

2. Vải Kaki

Vải kaki là loại vải có độ bền cao được làm từ cotton hoặc sợi tổng hợp dệt chéo. So với các loại vải khác thì vải kaki có độ cứng và dày hơn nên thường được sử dụng phổ biến để may đồ công sở, đồng phục bảo hộ lao động. Vải kaki bao gồm 1 loại thun có độ co giãn tốt và loại không thun không co giãn. Ưu điểm của vải kaki là ít nhăn, dễ giặt là và cầm màu tốt.

3. Vải Jeans

Vải jean được Jacob Davis và Levis Strauss khai sinh vào năm 1873 ở Genoa, Italy là một loại vải bông thô, dệt từ 2 sợi cùng màu và hoàn toàn từ cotton. Vải Jean có độ bền bĩ cao dù đã qua giặt là nhiều lần. Vải jean được dùng phổ biến để may quần áo cho mọi tầng lớp cũng như mọi lứa tuổi.

4. Vải Kate

Vải Kate cũng là một trong số những loại vải được ưa chuộng nhờ ưu điểm thấm hút ẩm tốt, phẳng mịn, dễ giặt ủi. Kate là vải được pha trộn giữa Cotton và Pholyester. Vải Kate được chia thành nhiều loại với tên gọi theo nguồn gốc của vải được sản xuất ở đất nước nào ví dụ như Kate Hàn Quốc, Kate Ý, Kate Mỹ… với giá thành khác nhau. Vải Kate được dùng phổ biến trong việc may áo sơ mi.

5. Vải Nỉ

Vải Nỉ thường được dùng vào mùa đông để may quần áo vì đây là loại vải được bao phủ bởi 1 lớp lông ngắn và mượt, vô cùng mềm mại và ấm áp. Vải nỉ đã và đang được sử dụng nhiều nhất là trong các san phẩm dành cho em bé bởi vải nỉ có nhiều ưu điểm như rất ấm, có thể dùng cả 2 mặt, ít thấm nước và đặc biệt là rất mềm và thoáng khí dễ dàng giặt và bảo quản.

6. Vải Len

Vải len  là cái tên khá quen thuộc khi mùa đông tới vì nó cũng có tác dụng giữ ấm tốt. Vải len được sản xuất từ các loại lông động vật như cừu, lạc đà không bứu, dê… Vải len không nhăn và hút ẩm rất tốt. Vải len được dùng phổ biến để may trang phục giữ ấm như áo khoác, áo len.

7. Vải Thô

Tên các loại vải đang được ưa chuộng nhất hiện nay không thể không kể đến vải thô. Vải thô có độ co giãn 4 chiều, bề mặt vải mịn, mát, nếu nhìn kĩ sẽ thấy có lớp sợi bông nhẹ, mặt vải thấm nước nhanh. Vải thô thường được dùng để may quần cho phái nữ.

8. Vải voan

Vải voan có nguồn gốc từ chất liệu nhân tạo, tuy nhiên vải có độ mềm mại, nhẹ nhàng và tạo cho người mặc cảm giác thoải mái nên được dùng khá phổ biến. Voan để may sơ mi công sở cần lưu ý thêm độ mỏng vừa phải, màu sắc hài hòa, không chọn vải quá mỏng, vải trong suốt Khi chọn mua voan may đồ bạn cần lựa mảnh vải có độ sóng, mềm, chạm vào thấy mát tay.

9. Vải Lanh

Vải lanh là loại vải khá quen thuộc trong những trang phục sinh hoạt hàng ngay. Đây là loại vải có nguồn gốc từ thiên nhiên nên có đặc tính nhẹ, bền, hút mò hoi tốt tạo cảm giác thoải mái mát mẻ cho người mặc nên được dùng nhiều vào mùa hè. Vải lanh còn được dùng may váy đầm tạo vẻ nữ tính thanh lịch cho bạn gái. Tuy nhiên vải lanh lại có nhược điểm là dễ nhăn do độ đàn hồi kém.

10. Vải đũi

So với vải thô thì vải đũi có chất liệu gần giống nhưng mềm và mịn hơn. Vải đũi tự nhiên được dệt từ sợi và nhuộm bằng trái mặc nưa nên cho ra những sản phẩm rất mộc mạc, tự nhiên, mang một nét sang trọng không cầu kì. Vải đũi là chất liệu tuyệt vời dành cho mùa hè vì rất thoải mái khi mặc, nó tạo cảm giác thoáng mát, dễ dàng trong các hoạt đồng thường ngày. Có thể dùng vải đũi may áo quần hoặc váy đều phù hợp.

11. Vải lụa tự nhiên

Vải lụa là chất liệu tự nhiên lấy từ kén của loài tằm, tạo cảm giác thoải mái khi mặc. Trang phục may từ lụa thích hợp với thời tiết nắng nóng cũng như lạnh. Lý do là chất liệu này có tính năng thấm hút mồ hôi tốt trong mùa nóng và giữ nhiệt tốt vào mùa lạnh. Với độ bóng, mềm, lụa còn giúp tôn thêm vẻ sang trọng và quý phái cho người mặc. Lụa dùng để may các trang phục như áo cưới, đồ lót, váy, sơmi, pi-gia-ma, đầm, áo choàng...

 12. Vải Ren

Vải ren khá thịnh hành và phổ biến hiện nay, nó mang lại sự mát mẽ trong mùa hè. Trong thế giới thời trang, vải ren được dùng nhiều để may quần áo, váy cho phái đẹp. Để phân biệt vải ren tốt bạn chỉ cần sờ lên sẽ cảm thấy mềm mại, dày dặn nhưng không nóng. Còn ren chất lượng kém sẽ mỏng, dễ bị móc sợi khiến vải bị rúm ró.

13. Vải Ni lông

Vải ni lông là loại vải dẫn nhiệt kém, không thấm mồ hôi. Tuy nhiên, vải ni lông lại mượt và sáng nên rất dễ giặt và không bám bẩn. Chính vì thế, vải ni lông được dùng cho các mặt hàng dệt kim như tất, nguyên liệu may quần áo và áo len. Thích hợp làm lớp lót cho áo khoắc nặng.

14. Vải tuyết mưa

Vải tuyết mưa có độ co dãn, không quá dày cũng không quá mỏng, bền màu. Đặc biệt mặc không nhăn và không bám lông, bụi và mặc vào cực kì thoáng mát, thoải mái. Không bị sờn mốc hay xù lông sau một thời gian dài sử dụng.

15. Vải Chiffon

Vải chiffon có chất liệu mỏng, nhẹ được rất nhiều nhà thiết kế ưa chuộng. Ngoài chất liệu chiffon làm từ polyester, còn lại các chất liệu vải chiffon khác đều rất dễ nhuộm màu. Chiffon thường được dùng để may sơ mi, váy, đầm vì nó tạo cho bạn một dáng vẻ thanh lịch, quý phái và điệu. Chiffon khá nhạy cảm với các chất tẩy rửa mạnh, chỉ nên giặt tay với dầu gội đầu.

Trên đây là tên các loại vải may mặc đã tổng hợp để các chủ shop có thể tham khảo và biết nên chọn loại quần áo có chất liệu nào thì phù hợp để nhập buôn quần áo trẻ em đúng với nhu cầu mà khách hàng của shop đang cần.




 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét