Thứ Tư, 11 tháng 8, 2021

TÌM HIỂU VỀ VẢI LEN SỢI VÀ SỰ THÔNG DỤNG CỦA NÓ TRONG MAY MẶC

Cứ mỗi mùa đông tới là trong tủ quần áo của chúng ta lại không thể thiếu những chiếc áo len thông dụng và phổ biến. Áo len không chỉ dễ mặc, dễ phối đồ mà còn phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi hoàn cảnh và mọi môi trường khác nhau. Chính vì sự phong phú đó mà vải len trở thành không thể thiếu trong may mặc. Để tìm hiểu sâu hơn về vải len và nguồn gốc, tính chất của vải len, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Định nghĩa vải len

Chữ len là được bắt nguồn từ tiếng Pháp: Laine, đây là một loại sợi dệt được chế biến từ lông các loại động vật như cừu, dê, lạc đà… Len là nguyên liệu chính để dệt, đan, và tạo thành các loại áo len, một trong những sản phẩm có tác dụng giữ ấm cho người mặc ở các nước có khí hậu lạnh. Vải len được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Một số phụ phẩm trong len bắt nguồn từ tóc hoặc da, lông. Ưu điểm của len là có độ đàn hồi tốt, giữ không khí và đặc biệt là giữ nhiệt rất tốt. Khi đốt cháy, len cần nhiệt độ cao hơn bông và các loại sợi tổng hợp khác. Len là công cụ cách điện tốt, có khả năng tự dập lửa và không lây lan lửa.

Sản xuất vải len

Len sợi được sản xuất từ 4 nguyên liệu thô xơ chính:

• Cotton

• Tổng hợp

• Lông

• Lụa

5 tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của len sợi gồm: độ bền, cấu tạo sợi, màu sắc, quá trình uốn và đường kính. Trong đó tiêu chuẩn đường kính và cấu tạo sợi là quan trọng nhất trong việc xác định giá cả và đặc tính của vải len.

Quá trình sản xuất len sợi chính là quá trình biến đổi sợi tự nhiên, tái sản xuất hay tổng thợp thành sợi len. Trong khi sản xuất, có trường hợp xơ hoặc sợi sẽ được nhuộm trực tiếp.

Các loại len khác nhau sẽ được sản xuất theo những quy trình gần như nhau.

Bước đầu tiên, nguyên liệu thô (xơ) được làm sạch để loại bỏ các tạp chất như: cát, bụi, vỏ cây, chất nhờn, mỡ động vật và nước ấm bằng cách nấu trong dung dịch chứa xà phòng, kiềm. Lông được nấu và giặt bằng nước ấm sau đó đem phơi khô. Lụa thô có 25%  chứa nhựa tơ sẽ được loại bỏ bằng cách nấu trong dung dịch xà phòng đặc.

Sau khi nguyên liệu thô đã được xử lý, tiếp tục đem ra chế biến theo 2 cách: len sợi chải thô và len sợi chải kỹ.

Các loại len phổ biến

Trên thị trường, len có khá nhiều loại, nhưng phổ biến nhất vẫn là các loại sau đây:

1. Len lông cừu thường

Là loại len có nguồn gốc từ đàn cừu mới thay lông 1 lần. Loại len này so với len thường thì có tính mềm mại và đàn hồi tốt hơn nên len lông cừu rất ấm và bền.

2. Len Cashmere

Len Cashmere là len có nguồn gốc từ lớp lông tơ của dê Kashmir hay Cashmere trong đợt thay lông mùa xuân. Len Cashmere có thể cách nhiệt gấp 8 lần len thường nên nó giữ ấm tốt vào mùa đông. Len này siêu nhè và giá cả đắt đỏ nhất trong các loại len.

3. Len Angora

Len Angora xuất thân từ thỏ Angora, sợi len có tính chất mềm, mịn, mỏng và rất bông. Tuy nhiên đồ bền của nó hơi kém nên trong quá trình sản xuất nó sẽ được pha với các loại sợi len khác.

4. Len lông cừu Merino

Giống cừu đặc biệt nhất là nguồn gốc của len Merino. Len này mềm nhất trong các loại lông cừu. Sản phẩm từ len lông cừu Merio được ưa chuộng bậc nhất vì nó giữ ấm tốt nhất, đồng thời rất bền, đẹp và không gây khó chịu cho da.

5. Len Alpaca

Len Alpaca thuộc dòng họ lạc đà Nam Mỹ. Lông Alpace cũng được dùng trong ngành dệt may. So với len Cashmere thì nó mềm như nhau nhưng len Alpaca lại nhẹ hơn lông cừu thường. Nó cũng giữ nhiệt khá tốt, mềm mại và bền bỉ.

Cách bảo quản vải len

Vải len cần được bảo quản ở nơi có độ ẩm tương đối cao và phải được gia công tại nơi có độ ẩm từ 65-75%, điều này giúp hạn chế các đường may nhăn do lệch độ ẩm. Cũng do vấn đề lệch đường may mà vải len cần tăng mật độ mũi may, khâu trên đường chéo của vải. Nên xử dụng vải lót hoặc mũi may ziczac. 

 Trên đây là những hiểu biết về vải len, mong rằng sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm hiểu tên các loại vải và đặc tính của chúng trong may mặc.


VẢI NỈ LÀ GÌ VÀ CÁC LOẠI VẢI NỈ THÔNG DỤNG NHẤT HIỆN NAY

Vào mùa đông, khi thời tiết se lạnh, chắc chắn trong tủ đồ của bạn không thể thiếu một chiếc áo khoác nỉ phải không? Và những chiếc áo khoác nỉ đó chính được làm từ chất liệu vải nỉ khá quen thuộc và thông dụng. Vải nỉ hiện được ưa chuộng không chỉ dùng để may quần áo cho người lớn lẫn trẻ em mà còn được dùng trong nhiều mục đích khác nhau mà nổi bật là làm đồ handmade. Vậy bạn có thắc mắc, vải nỉ là gì mà nó lại được sử dụng nhiều đến như vậy không, hãy cùng tôi đi tìm hiểu loại vải chứa nhiều công dụng này nhé. Và thực tế là, các sản phẩm tại kho bán sỉ quần áo trẻ em của có rất nhiều sản phẩm có chất liệu vải nỉ đấy, vì thế việc giúp các chủ shop hiểu rõ hơn về chất liệu vải này là điều mà tôi muốn chia sẻ. Mời các bạn cùng tham khảo nha.

Vải nỉ là gì?
Vải nỉ là vải có bề mặt được bao phủ bằng một lớp lông ngắn và mượt, nếu bạn chạm vào nó sẽ cảm nhận được sự mềm mại vô cùng và đặc biệt là nó rất ấm.

Độ phổ biến của vải nỉ
Từ những năm 1990, vải nỉ đã được sử dụng phổ biến và ngày càng được ưa chuộng. Các sản phẩm được tạo ra từ vải nỉ không chỉ phục vụ trong cuộc sống hàng ngày như quần áo, chăn gối, đồ handmade, bọc ghế sofa… mà còn có trong các bộ đồ chuyên dụng như lớp bên trong của quần áo phi hành gia, đồ lặn ở độ sâu lớn hay đồ leo núi…
Đặc biệt, vải nỉ rất được các nhà sản xuất quần áo ở phương Tây tin dùng nhất là các sản phẩm dành cho trẻ em như quần áo, chăn gối… Vải nỉ có nhiều tính ưu việt hơn so với các loại vải khác như cotton, len sợi…

Ưu điểm của vải nỉ
Ưu điểm đầu tiên mà vải nỉ mang lại đó là sự mềm mại và cực ấm. Nó ấm hơn cả rất nhiều các loại len, sợi cotton hay vải bông là nhờ có lớp lông ngắn mịn và cấu trúc 2 mặt song song của nó. Vải nỉ khi còn có ưu điểm là nó có thể dùng được cả 2 mặt. Nếu để may áo, bạn có thể thay đổi và mặc được cả 2 mặt nhé.

Ưu điểm thứ hai khiến cho vải nỉ luôn được ưa chuộng là do vải nỉ rất ít thấm nước. Nó thực sự rất phù hợp với khí hậu mùa đông sướng muối và mưa phùn ở nước ta. Mặt khác, khi giặt, vải nỉ cũng khô nhanh hơn so với vải bông và len. Sản phẩm từ vải nỉ cũng có trọng lượng nhẹ hơn so với các loại vải khác.

Ưu điểm thứ 3 mà vải nỉ mang lại là sự đa dạng về màu sắc, kiểu dáng. Vải nỉ có bảng màu rất phong phú và đầy các họa tiết khác nhau cho bạn tha hồ lựa chọn.

Các loại vải nỉ
Bạn có biết, các loại vải nỉ thông dụng trên thị trường hiện nay là những loại nào không?

1. Vải nỉ Hàn Quốc
Vải nỉ Hàn Quốc là loại vải mềm mại và không bị xù lông, có độ co giãn vừa phải. Loại vải này có nhiều màu để bạn lựa chọn, nó thường được ưa chuộng khi tạo ra các sản phẩm handmade như gối ôm, gấu, móc chìa khóa…

2. Vải nỉ thường
Vải nỉ thường có độ mỏng hơn vải nỉ Hàn Quốc, có độ lông nhẹ, co giãn tốt, cũng dùng may gối, móc khóa, đồ handmade… Nếu so với vải nỉ Hàn Quốc thì màu sắc vải nỉ thường cũng đa dạng, tuy nhiên nó có giá mềm hơn.

Cách phân biệt vải nỉ
Có 2 cách để bạn có thể phân biệt vải nỉ thật giả

Cách 1: Dùng mắt quan sát
Nếu bạn nhìn thấy trên bề mặt miếng vải có một lớp lông ngắn, sợi mềm thì đó là loại vải nỉ tốt.

Cách 2: Dùng tay sờ vào miếng vải
Dùng tay sờ vào vải nếu bạn thấy cảm giác mềm mại ấm áp thì đó là vải nỉ tốt.
Trên đây là tất cả những hiểu biết về vải nỉ mà tôi muốn chia sẻ cho các shop. Nếu có gì sai sót, các shop nhớ đóng góp ý kiến bằng cách bình luận bên dưới để chúng ta cùng thảo luận nhé.

Thứ Ba, 10 tháng 8, 2021

VẢI KATE LÀ GÌ VÀ CÁC LOẠI VẢI KATE TRONG MAY MẶC

Tiếp tục tìm hiểu về tên các loại vải và đặc tính của chúng nhằm giúp các shop có được những kiến thức tổng quát về chất liệu vải để còn tư vấn cho khách hàng. Bài viết sau đây Riokids chia sẻ với các bạn một loại vải rất thông dụng trong may mặc. Loại vải này phù hợp với tất cả các đối tượng từ người lớn đến trẻ em. Đây cũng là một loại vải mà các sản phẩm tại kho bán sỉ quần áo trẻ em Riokids hay có. Các shop hãy cùng tham khảo xem vải kate là gì và các loại vải kate phổ biến hiện nay nhé.

Vải kate là gì?

Vải kate là vải có nguồn gốc từ sợi TC là sợi pha giữa cotton và Polyester.

Đặc tính vải kate

• Thấm hút ẩm tốt

• Mặt vải phẳng mịn

• Dễ dàng giặt ủi là

• Thân thiện với cơ thể người

Các loại vải kate

Thông thường tên vải chỉ là cách gọi để phân biệt cách dệt vải theo một kiểu nào đó. Và bạn đừng nghĩ rằng, cứ vải đắt tiền là se tốt về mọi mặt. Bởi vì tốt hay không còn phù thuộc vào nhu cầu, mục đích sử dụng của từng người. Và một số tiêu chí giúp bạn đánh giá chất lượng của vải là: độ bền màu, đổ lông, hút mồ hôi, xử lý co rút khi giặt.

Các loại vải kate thông dụng hiện nay bao gồm:

1. Vải kate Mỹ (USA)

Vải kate Mỹ là loại vải có chất lượng tương đối tốt nhưng đổi lại giá thành cũng khá cao.

Đặc điểm: Vải kate Mỹ có sợi dệt dày hơn so với vải kate silk, khả năng thấm hút mồ hôi tốt, màu sắc đa dạng khi được pha trộn nhiều màu rất đẹp mắt. Vải kate mỹ thường được dùng may áo sơ mi.

2. Vải Kate Silk

Vải kate silk không chỉ là chất vải bền mà màu vải cũng được giữ rất lâu. Vải này có thành phần 100% PE, ít nhăn và thấm hút mồ hôi kém. Vải thường dùng nhiều trong may đồng phục học sinh, công nhân.

3. Vải kate Polin

Loại vải kate Polin có độ dày hơn 2 loại vải trên. Do vải có thành phần cotton cao nên thấm hút mồ hôi tốt hơn Silk. Vải này dùng cho các trang phục cao cấp hơn.

4. Vải kate Ford

Loại vải kate ford bạn sẽ thấy nhiều ở những chiếc áo sơ mi văn phòng. Vải này thấm mồ hôi tốt, tuy nhiên hơi dày và còn hiện tượng đổ lông.

5. Vải Kate Sọc

Vải kate sọc là loại vải khá phong phú với các màu sọc to nhỏ khác nhau. Đây là loại vải được ưa chuộng khi dùng may áo sơ mi, nó tạo cho bạn phong cách lịch lãm, cá tính.


6. Vải kate caro

Cũng như vải kate sọc, kate caro được nhiều người yêu thích và số nhiều dùng may áo sơ mi nam.




 

VẢI JEAN LÀ GÌ?

Đối với các tín đồ thời trang, jean luôn là chất liệu có sức hút mãnh liệt nhất. Ra đời từ năm 1873 và cho tới tận bây giờ, jean được biến hóa da dạng nhờ vào bàn tay đầy sáng tạo của các nhà tạo mốt. Hiện nay, vải jean được sử dụng phổ biến để may quần áo, váy đầm. Vải jean có tính chất bụi bặm, năng động nên chủ yếu phù hợp với đối tượng trẻ tuổi. Tuy nhiên, để biết vải jean là gì và nguồn gốc, tính chất của vải jean như thế nào, chúng ta hãy cùng đọc qua bài viết này.


Vải jean là gì và nguồn gốc vải jean

Vải jean là một loại vải bông thô được làm từ chất liệu cotton duck, vải jean được dệt từ 2 sợi cùng màu và ra đời từ năm 1873 bởi Jacob Davis và Levis Strauss tại Genoa, Italy. Vào thế kỉ XVI, vải jean trở nên rất phổ biến và được nhập khẩu vào Anh với số lượng lớn . Cũng trong khoảng thời gian này jean được sản xuất ở Lancashire. Đến thế kỉ XVIII vải jean được làm hoàn toàn từ cotton và sử dụng để may quần áo phổ biến cho đến ngày nay.

Khi nhắc tới vải jean, người ta không thể không nhắc tới vải denim. Có rất nhiều người lầm tưởng jean và denim là một nhưng không phải như vậy, denim là người anh em rất gần của jean.

Phân biệt jean và denim

Denim là loại chất liệu được dệt từ 1 sợi màu và 1 sợi trắng thường có bề mặt khá thô trong khi jean lại được dệt từ 2 sợi cùng màu. Denim được biết đến từ thế kỉ XVII và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như may bọc ghế, màn cửa, vải bạt và cả trang phục. Tên gọi Denim xuất phát từ tên thị trấn Serge de Nimes  ở Pháp. Denim được coi là chất vải dành cho người lao động và biểu hiện của sự phá cách, bền bỉ và mạnh mẽ. Demin bền bỉ và đắt tiền hơn jean. Theo truyền thống, denim mang màu xanh nhuộm từ chàm rất đặc trưng.

Và sự  kết hợp hoàn hảo của jean và denim đã tạo nên chất liệu denim jean được sử dụng phổ biến trong may mặc các sản phẩm thời trang cao cấp. Chúng ta sẽ bắt gặp denim jean trên dòng sản phẩm của các thương hiệu thời trang nổi tiếng như Levis, Adidas, Nike, Gap, Zara… Và theo thời gian, thời trang denim jeans được các nhà tạo mẫu thổi thêm sinh khí để giúp nó trở thành một loại thời trang phổ biến và được tin dùng hơn bao giờ hết, từ  thời trang trẻ em, thời trang teen, thời trang công sở cho tới thời trang trung niên điều rất đa dạng về màu sắc và mẫu mã.

 


Sự phổ biến của vải jean

Tiếp tục về vải jean, hiện nay jean không còn thô và cứng như xưa nữa, có 2 chất liệu phổ biến là jean cotton không co giãn và jean thun co giãn nhẹ. Tuy nhiên khi chọn mua thì các bạn nên chọn đúng số đo của mình, 1 chiếc quần jeans mặc vừa người bao giờ cũng đẹp hơn là quần jean phải cắt sửa phải không nào?


Và tính đến thời điểm này, jean hay denim jean vẫn đang là cơn sốt trong thế giới thời trang nhờ sự cá tính và nổi bật, có thể chiều lòng tất cả mọi người. Nếu vào mùa hè, bạn có thể chọn loại quần jean co giãn để tạo cảm giác thông thoáng, thoải mái hơn trong ngày hè năng động. Thêm vào đó là sự đa dạng màu sắc của jean mang đến cho bạn nhiều sự lựa chọn. Những gam màu sáng sẽ giúp bạn bớt oi bức hơn gam tối. Dù bạn ở bất kì độ tuổi nào, trong bất kì hoàn cảnh nào thì sự biến hóa khôn lường của các sản phẩm được làm từ chất liệu vải jean cũng luôn là lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, do tính chất năng động nên vải jean thường được sử dụng nhiều nhất trong giới trẻ. Nhưng ngày nay, jean cũng được mở rộng hơn khi mà rất nhiều thương hiệu thời trang trẻ em cũng đang sử dụng vải jean để may trang phục cho bé mà nổi tiếng là thương hiệu Jin Jeans _ chuyên sản xuất và phân phối bán buôn quần áo trẻ em VNXK trên toàn quốc. Với các sản phẩm  quần áo, váy đầm được may từ vải jean mềm, 100% cotton, đa dạng mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng là địa chỉ tin cậy cho các shop muốn nhập buôn quần áo jean cho bé.


Trên đây bạn vừa được biết về vải jean là gì và nguồn gốc cũng như sự phổ biến của nó trong may mặc hiện nay. Để biết thêm về jean và các sản phẩm từ chất liệu phổ biến này, hãy cùng đón đọc những bài viết tiếp theo của nhé. Hoặc bạn cũng có thể chia sẻ, hỏi đáp những thắc mắc của bạn đến  Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn. 

Nếu bạn quan tâm đến Tên các loại vải trong may mặc hãy đọc tiếp bài viết Vải kaki là gì và đặc điểm của vải kaki, hay Vải cotton là gì và cách nhận biết vải cotton chắc chắn sẽ là nguồn tham khảo hữu ích về thông tin các loại vải cho bạn.


Chủ Nhật, 8 tháng 8, 2021

VẢI KAKI LÀ GÌ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VẢI KAKI

Như chúng ta đã biết, thị trường vải tại Việt Nam hiện nay là vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, mỗi loại vải có nguồn gốc, xuất xứ cũng như phù hợp với từng môi trường hoàn cảnh và lứa tuổi khác nhau. Bài viết sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu về một loại vải đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay là vải Kaki.

Nguồn gốc vải kaki

Vào giữa thế kỉ 19, tại Ấn Độ, Harry Bernett Lumsden đã cho ra mắt bộ trang phục đầu tiên làm bằng vải kaki. Thời trước đó, quân phục của lính Anh là áo khoác đỏ và quần trắng được làm từ vải len và hoàn toàn không phù hợp với thời tiết nóng nực ở Ấn Độ. Chính vì thế, Lumsden đã thay thế chất len bằng chất liệu khác mỏng, nhẹ hơn để thích hợp trong chiến đấu, đồng thời loại vải này có màu nâu của đất giúp dễ bề ngụy trang. Chất liệu vải mới này chính là vải kaki ngày nay. Từ đó, vải kaki được sử dụng để may toàn bộ quân phục cho lính Anh và các quân đội khác trên toàn thế giới.



Đến sau chiến tranh thế giới thứ 2 vải kaki bắt đầu được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn ở Mỹ để may quần áo mặc hằng ngày mà chủ yếu là trang phục quần. Đến nay, khi ngành may mặc có bước phát triển vượt bậc, một số loại vải được dùng phổ biến để may quần như vải tuýt xi dùng may quần tây và vải jean để may các loại quần jeans. Vải tuýt xi thì được dùng nhiều trong thời trang công sở, vải jean lại chuyên giành cho giới trẻ với sự trẻ trung, khỏe khoắn. Chính vì không phải bất cứ độ tuổi, hoàn cảnh và môi trường nào cũng có thể sử dụng được 2 loại vải phổ biến tuýt xi và jeans nên vải kaki đã được lựa chọn để khắc phục nhược điểm của 2 loại vải trên. Vải kaki ra đời phù hợp may trang phục cho mọi lứa tuổi, mọi hoàn cảnh và môi trường nên được sử dụng khá phổ biến hiện nay.

Vải kaki là gì

Vải kaki thông thường được làm từ cotton 100%. Tuy nhiên trên thị trường còn có một loại vải kaki khác chứa thành phần sợi tổng hợp được đan chéo với sợi cotton.

Phân loại vải kaki

Vải kaki có 2 loại chính là: Kaki thun và không thun

Kaki thun có độ dày, thoáng mát, co dãn tốt, thoải mái, tôn lên vóc dáng cho người mặc. Vải kaki thun được dùng phổ biến để may quần, váy ôm, bó sát người phù hợp với các bạn nữ năng động.

Kaki không thun có độ co giãn kém hơn so với kaki thun. Kaki không thun là loại vải được các chàng ưa chuộng, bởi sự đứng đắn và độ bền sợi vải. Ưu điểm của nó là ít nhăn, dễ giặt ủi, cầm màu tốt.

Tính chất vải kaki

Vải kaki có tính chất chung là bền, mát, không nhăn, hút ẩm tốt có thể co giãn hoặc không vì thế vải kaki không chỉ được sử dụng để may quần, mà còn may balo, mũ, nón, đồng phục công sở, mà phổ biến nhất là bảo hộ lao động… Vải kaki có nhiều màu sắc và kiểu dáng khác nhau, rất đa dạng cho bạn lựa chọn. Trang phục từ vải kaki thông thường có đường may xếp li và có nhiều túi lớn nhỏ và phù hợp với mọi lứa tuổi, môi trường.

Chính nhờ những ưu điểm trên mà vải kaki không chỉ được sử dụng cho thời trang người lớn mà loại vải này hiện nay còn được dùng phổ biến để may quần áo trẻ em. Sự đa dạng về màu sắc, kiểu dáng đã mang lại những sản phẩm đẹp mắt hợp thời trang cho bé yêu.

VẢI COTTON LÀ GÌ VÀ CÁCH NHẬN BIẾT VẢI COTTON

Trong bài viết trước chúng ta đã cùng tìm hiểu tổng quan về tên các loại vải phổ biến nhất hiện nay trong may mặc. Vậy trong bài viết này, các bạn hãy cùng tôi đi tìm hiểu chi tiết vải cotton là gì và cách nhận biết vải cotton như thế nào nhé.

1. Vải cotton là gì?

Vào thời xa xưa, ông cha ta đã biết cách trồng cây bông để lấy quả đem về lấy sợi dệt thành vải may quần áo. Cho đến khi ngành dệt may phát triển, người ta vẫn lấy sợi từ cây bông nhưng mang về xử lý bằng hóa chất để tăng độ bền cũng như giảm sự mục, mốc của vải. Từ đó, vải cotton ra đời.

 

Vậy vải cotton là gì? Vải cotton là loại vải tổng hợp được làm từ nhiều nguồn nguyên liệu thiên nhiên trong đó nguyên liệu chính là sợi bông và các chất hóa học tạo thành. Nhờ những tính năng vượt trội mà vải cotton đang được sử dụng rộng rãi và ưa chuộng nhất hiện nay.

Ưu điểm vải cotton

Hút ẩm, thấm mồ hôi, giảm nhiệt và làm mát cơ thể.

Nhược điểm

Giá thành cao, mình vải cứng, có cảm giác khô thường là lựa chọn của các khách hàng nam. Người ta khắc phục nhược điểm này bằng cách pha sợi Spandex để tạo sự mềm mại cho những đường cong quyến rũ đối với các khách hàng nữ.

2. Các loại vải cotton

Vải cotton được chia thành 4 loại phổ biến:

a. 100 % cotton

Vải chứa 100% cotton là vải có nguồn gốc từ sợi quả bông hay còn gọi là sợi Xenluloxo. Vải 100% cotton có thể thấm hút mồ hôi tốt, thích hợp khí hậu nhiệt đới của nước ta. Nhưng nhược điểm của loại vải này là có giá thành khá cao, chỉ dành cho những sản phẩm cao cấp.

b. Cotton 65/35 (CVC)

Vải cotton CVC 65/35 có thành phần gồm 65% xơ cotton và 35% xơ PE. Là loại vải mang cả 2 tính chất của sợi cotton và PE. Vì thành phần cotton chiếm tới 65% nên giá thành loại vải này cũng khá cao.

c. Tixi (cotton 35/65)

Vải Tixi hay gọi tắt là TC gồm có 35% xơ cotton và 65% xơ PE. Lại vải này thường được dùng may áo thun và được sử dụng phổ biến hơn do giá thành ở mức trung bình.

d. PE (Polyeste, tên thường gọi Pê- E)

Loại vải này được làm từ 100% sợi PE. Ưu điểm loại vải này là có độ bền cao và ít bị nhàu, không bị co lại trong quá trình sử dụng. Giá thành cũng mềm nên được dùng phổ biến.


3. Cách nhận biết vải cotton

Thị trường vải đa dạng và phong phú khiến người tiêu dùng không biết đâu là vải cotton thật giả. Để giúp bạn biết đâu là vải cotton 100%, chúng tôi đưa ra một số cách nhận biết vải cotton sau đây, các bạn hãy cùng tham khảo nhé.

a. Sử dụng phương pháp giác quan

Nếu bạn chịu khó quan sát bạn sẽ thấy vải cotton rất dễ gấp nếp nên cũng dễ bị nhăn theo nếp. Nếu dùng tay sờ vào mẫu vải cotton bạn cũng sẽ cảm nhận được sự mềm mại nhưng không rũ, không lạnh.

b. Sử dụng phương pháp nhiệt học

Dùng một mẫu vải nhỏ và đem đốt, bạn quan sát nếu thấy lửa cháy màu hồng, khói xám và sau khi cháy hết không để lại chất nhựa thì đó là vải cotton.

Ảnh dưới đây cho biết kết quả sau khi đốt các loại vải cotton

Vậy là qua bài viết này các bạn đã biết vải cotton là gì và cách nhận biết vải cotton như thế nào rồi nhỉ? Bài viết còn khá nhiều thiếu sót, các bạn hãy cùng đóng góp bằng cách bình luận bên dưới nhé.  



TÊN CÁC LOẠI VẢI MAY MẶC ĐƯỢC ƯA CHUỘNG NHẤT HIỆN NAY

Có nhiều năm kinh doanh trong lĩnh vực bán buôn quần áo trẻ em nên Riokids đã tích lũy được cho mình những kinh nghiệm về các loại vải trong may mặc. Gần đây lại có khá nhiều chủ shop mới vào nghề chưa nắm bắt cũng như hiểu rõ được hết tên các loại vải và ưu nhược điểm của chúng. Vì thế, Riokids quyết định ra một chuỗi các bài viết từ tổng quan đến chi tiết từng loại vải thông dụng trong may mặc và đang được ưa chuộng nhất hiện nay. Sau đây là bài viết tổng quan các loại vải phổ biến trong may mặc mà chủ shop cần biết.

1. Vải cotton

Loại vải đã và đang được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là vải cotton. Do được làm từ nhiều nguồn nguyên liệu thiên nhiên nên vải mềm mịn, có độ co giãn và đặc biệt không gây kich ứng da như nhiều loại vải sợi nhân tạo khác. Ngoài ra, vải cotton còn thấm hút mồ hôi tốt, giảm nhiệt, độ bền cao, giặt nhanh khô và phù hợp với mọi vóc dáng, mang lại cảm giác thoải mái cho người mặc.

2. Vải Kaki

Vải kaki là loại vải có độ bền cao được làm từ cotton hoặc sợi tổng hợp dệt chéo. So với các loại vải khác thì vải kaki có độ cứng và dày hơn nên thường được sử dụng phổ biến để may đồ công sở, đồng phục bảo hộ lao động. Vải kaki bao gồm 1 loại thun có độ co giãn tốt và loại không thun không co giãn. Ưu điểm của vải kaki là ít nhăn, dễ giặt là và cầm màu tốt.

3. Vải Jeans

Vải jean được Jacob Davis và Levis Strauss khai sinh vào năm 1873 ở Genoa, Italy là một loại vải bông thô, dệt từ 2 sợi cùng màu và hoàn toàn từ cotton. Vải Jean có độ bền bĩ cao dù đã qua giặt là nhiều lần. Vải jean được dùng phổ biến để may quần áo cho mọi tầng lớp cũng như mọi lứa tuổi.

4. Vải Kate

Vải Kate cũng là một trong số những loại vải được ưa chuộng nhờ ưu điểm thấm hút ẩm tốt, phẳng mịn, dễ giặt ủi. Kate là vải được pha trộn giữa Cotton và Pholyester. Vải Kate được chia thành nhiều loại với tên gọi theo nguồn gốc của vải được sản xuất ở đất nước nào ví dụ như Kate Hàn Quốc, Kate Ý, Kate Mỹ… với giá thành khác nhau. Vải Kate được dùng phổ biến trong việc may áo sơ mi.

5. Vải Nỉ

Vải Nỉ thường được dùng vào mùa đông để may quần áo vì đây là loại vải được bao phủ bởi 1 lớp lông ngắn và mượt, vô cùng mềm mại và ấm áp. Vải nỉ đã và đang được sử dụng nhiều nhất là trong các san phẩm dành cho em bé bởi vải nỉ có nhiều ưu điểm như rất ấm, có thể dùng cả 2 mặt, ít thấm nước và đặc biệt là rất mềm và thoáng khí dễ dàng giặt và bảo quản.

6. Vải Len

Vải len  là cái tên khá quen thuộc khi mùa đông tới vì nó cũng có tác dụng giữ ấm tốt. Vải len được sản xuất từ các loại lông động vật như cừu, lạc đà không bứu, dê… Vải len không nhăn và hút ẩm rất tốt. Vải len được dùng phổ biến để may trang phục giữ ấm như áo khoác, áo len.

7. Vải Thô

Tên các loại vải đang được ưa chuộng nhất hiện nay không thể không kể đến vải thô. Vải thô có độ co giãn 4 chiều, bề mặt vải mịn, mát, nếu nhìn kĩ sẽ thấy có lớp sợi bông nhẹ, mặt vải thấm nước nhanh. Vải thô thường được dùng để may quần cho phái nữ.

8. Vải voan

Vải voan có nguồn gốc từ chất liệu nhân tạo, tuy nhiên vải có độ mềm mại, nhẹ nhàng và tạo cho người mặc cảm giác thoải mái nên được dùng khá phổ biến. Voan để may sơ mi công sở cần lưu ý thêm độ mỏng vừa phải, màu sắc hài hòa, không chọn vải quá mỏng, vải trong suốt Khi chọn mua voan may đồ bạn cần lựa mảnh vải có độ sóng, mềm, chạm vào thấy mát tay.

9. Vải Lanh

Vải lanh là loại vải khá quen thuộc trong những trang phục sinh hoạt hàng ngay. Đây là loại vải có nguồn gốc từ thiên nhiên nên có đặc tính nhẹ, bền, hút mò hoi tốt tạo cảm giác thoải mái mát mẻ cho người mặc nên được dùng nhiều vào mùa hè. Vải lanh còn được dùng may váy đầm tạo vẻ nữ tính thanh lịch cho bạn gái. Tuy nhiên vải lanh lại có nhược điểm là dễ nhăn do độ đàn hồi kém.

10. Vải đũi

So với vải thô thì vải đũi có chất liệu gần giống nhưng mềm và mịn hơn. Vải đũi tự nhiên được dệt từ sợi và nhuộm bằng trái mặc nưa nên cho ra những sản phẩm rất mộc mạc, tự nhiên, mang một nét sang trọng không cầu kì. Vải đũi là chất liệu tuyệt vời dành cho mùa hè vì rất thoải mái khi mặc, nó tạo cảm giác thoáng mát, dễ dàng trong các hoạt đồng thường ngày. Có thể dùng vải đũi may áo quần hoặc váy đều phù hợp.

11. Vải lụa tự nhiên

Vải lụa là chất liệu tự nhiên lấy từ kén của loài tằm, tạo cảm giác thoải mái khi mặc. Trang phục may từ lụa thích hợp với thời tiết nắng nóng cũng như lạnh. Lý do là chất liệu này có tính năng thấm hút mồ hôi tốt trong mùa nóng và giữ nhiệt tốt vào mùa lạnh. Với độ bóng, mềm, lụa còn giúp tôn thêm vẻ sang trọng và quý phái cho người mặc. Lụa dùng để may các trang phục như áo cưới, đồ lót, váy, sơmi, pi-gia-ma, đầm, áo choàng...

 12. Vải Ren

Vải ren khá thịnh hành và phổ biến hiện nay, nó mang lại sự mát mẽ trong mùa hè. Trong thế giới thời trang, vải ren được dùng nhiều để may quần áo, váy cho phái đẹp. Để phân biệt vải ren tốt bạn chỉ cần sờ lên sẽ cảm thấy mềm mại, dày dặn nhưng không nóng. Còn ren chất lượng kém sẽ mỏng, dễ bị móc sợi khiến vải bị rúm ró.

13. Vải Ni lông

Vải ni lông là loại vải dẫn nhiệt kém, không thấm mồ hôi. Tuy nhiên, vải ni lông lại mượt và sáng nên rất dễ giặt và không bám bẩn. Chính vì thế, vải ni lông được dùng cho các mặt hàng dệt kim như tất, nguyên liệu may quần áo và áo len. Thích hợp làm lớp lót cho áo khoắc nặng.

14. Vải tuyết mưa

Vải tuyết mưa có độ co dãn, không quá dày cũng không quá mỏng, bền màu. Đặc biệt mặc không nhăn và không bám lông, bụi và mặc vào cực kì thoáng mát, thoải mái. Không bị sờn mốc hay xù lông sau một thời gian dài sử dụng.

15. Vải Chiffon

Vải chiffon có chất liệu mỏng, nhẹ được rất nhiều nhà thiết kế ưa chuộng. Ngoài chất liệu chiffon làm từ polyester, còn lại các chất liệu vải chiffon khác đều rất dễ nhuộm màu. Chiffon thường được dùng để may sơ mi, váy, đầm vì nó tạo cho bạn một dáng vẻ thanh lịch, quý phái và điệu. Chiffon khá nhạy cảm với các chất tẩy rửa mạnh, chỉ nên giặt tay với dầu gội đầu.

Trên đây là tên các loại vải may mặc đã tổng hợp để các chủ shop có thể tham khảo và biết nên chọn loại quần áo có chất liệu nào thì phù hợp để nhập buôn quần áo trẻ em đúng với nhu cầu mà khách hàng của shop đang cần.




 

Thứ Sáu, 6 tháng 8, 2021

Lông vũ là gì và những điều bạn nên biết

Nếu là một tín đồ hay quan tâm đến ngành thời trang, may mặc thì chắc hẳn bạn đã có lần nghe về hai tiếng “lông vũ”. Thật vậy! Đây là một trong những chất liệu đã, đang và sẽ được sử dụng để tạo nên các sản phẩm dân dụng phục vụ đời sống. Bạn có thể thấy áo lông vũ, chăn gối lông vũ và nhiều thứ khác nữa trong thực tế hàng ngày.

Và câu hỏi mà chúng tôi đặt ra cho bạn là: Bạn đã biết nhiều về lông vũ hay chưa?

Nếu chưa, hãy cùng tìm hiểu “tất tần tật” về lông vũ trong một bài sau đây nhé!

Lịch sử ra đời của lông vũ

Cha đẻ của áo lông vũ là nhà hóa học người Úc Geogre Finch, ý tưởng đến với ông khi Geogre chuẩn bị cho chuyến thám hiểm Everest năm 1922 của mình. Chiếc áo lông vũ đầu tiên trên thế giới có màu xanh lá cây tươi sáng, được làm từ loại vải chế tạo ra khinh khí cầu và được sản xuất bởi SW Silver và Co.

Ban đầu, nó bị chế giễu bởi các thành viên khác trong nhóm, nhưng sau đó đã giành được sự công nhận nhờ vào hiệu quả trong môi trường gió lớn trên các rặng núi. Ngày nay, các nhà thiết kế thời trang đã ứng dụng và thương mại hóa sản phẩm lấy cảm hứng từ chiếc áo này.

Lông vũ là gì?


Lông vũ là lớp lông base sát da nhất của các loài thuộc họ chim. Lớp lông siêu mịn và nhẹ có khả năng tạo ra những “túi khí” nhỏ, giữ ấm cho cơ thể.

Lông vũ được khai thác quanh năm và chất lượng không bị ảnh hưởng bởi thời gian khai thác. Do đặc trưng của con vật thay đổi màu lông theo mùa hoặc theo giống vịt/ngỗng mà lông vũ có nhiều màu sắc khác nhau từ trắng, xám đến nâu. Màu sắc không ảnh hưởng tới chất lượng nhưng lông vũ màu trắng là phổ biến hơn cả vì lý do thẩm mỹ, sử dụng được với các loại vải dày mỏng và màu sắc khác nhau.

Các loại lông vũ

Trong ngành công nghiệp may mặc, hai loại lông vũ được sử dụng phổ biến nhất là lông vũ vịt & lông vũ ngỗng.

Duck Down – Goose Down

Lông vũ vịt:

– Chùm lông có kích thước nhỏ

– Giá thành rẻ và cho sản lượng lớn, dễ khai thác do vịt là loài động vật được chăn nuôi phổ biến rộng rãi ở nhiều nước đang là nguồn cung ứng lông vũ chủ yếu như Trung Quốc, Ba Lan và Hungary.

– Lông vũ vịt có nhiều màu sắc khác nhau phụ thuộc vào giống vịt. Màu sắc không ảnh hưởng tới chất lượng lông vũ.

– Lông vũ vịt có lượng dầu tự nhiên cao nên thường có mùi tự nhiên đặc trưng. Lượng dầu này thường ít được xử lý triệt để do lông vũ cần giữ độ mềm mại nhất định.

Lông vũ ngỗng:

– Chùm lông có kích thước lớn

– Là nguyên liệu gốc cho các sản phẩm sử dụng lông vũ, nhưng với nhu cầu tăng cao của thị trường và sản lượng ngỗng được chăn nuôi không cao, chủ yếu ở các nước phương Tây như Canada, Hungary, Ba Lan nên giá thành lông vũ ngỗng cao, thường chỉ sử dụng cho các sản phẩm cao cấp.

– Lượng dầu tự nhiên của lông vũ ngỗng thấp nên mùi cũng ít hơn.

Tiêu chí đánh giá một chiếc áo lông vũ 

Có 3 tiêu chí đánh giá dựa trên Độ phồng, Trọng lượng và Tỉ lệ pha lông vũ.

Độ phồng của lông vũ – Fill Power

Khả năng làm phồng to của lông vũ được đo lường bằng Fill Power. Một ounce lông vũ có khả năng làm đầy bao nhiêu thể tích inch vuông sẽ cho ta biết giá trị và chất lượng của lông vũ. Chỉ số này càng cao, chất lượng lông vũ càng tốt

Chùm lông vũ của ngỗng hoặc vịt ở độ tuổi trưởng thành sẽ lớn và dày dặn, giữ được độ phồng lâu hơn, giữ nhiệt tốt hơn.

 Trọng lượng của lông vũ – Weight Power:

 


Hiếm khi được nhắc đến trong các quảng cáo thương mại nhưng cũng là một tiêu chí quan trọng trong sản xuất, cân nặng của lượng lông vũ sử dụng quyết định chất lượng của một chiếc áo lông vũ.

Càng nặng thì càng chứng tỏ lượng lông vũ sử dụng đã bị ép chặt, ảnh hưởng tới khả năng giữ không khí để làm ấm của các chùm lông, độ đàn hổi và nhất là với những chiếc áo khoác lông vũ, nếu được nhồi và ép quá chặt sẽ mất đi tiện ích gấp nhỏ vào khi không sử dụng.

Tỉ lệ pha lông vũ:

Down only –    Down mix Feather

Để giảm thiểu giá thành cũng như tiết kiệm, rất nhiều nhãn hàng bình dân hơn đang sử dụng hỗn hợp giữa lông vũ và lớp lông thân của vịt & ngỗng. Khác với lông vũ với cấu tạo chùm, lông thân có phần “xương” cứng hơn và theo thời gian sẽ chọc ra ngoài lớp vải, gây khó chịu cho người mặc.

Tỉ lệ pha giữa lông vũ/lông thân thường là 70/30, 80/20, or 90/10. Tỉ lệ lông vũ càng cao thì chất lượng càng tốt, với độ phồng lớn, khả năng đàn hồi cao, tuổi thọ sản phẩm lâu dài hơn. Đây cũng là yếu tố quyết định giá thành cho các sản phẩm lông vũ.

Cách bảo quản áo lông vũ

• Áo lông vũ nên được cất giữ, bảo quản trong môi trường khô ráo, sạch sẽ, tránh bụi bẩn.

• Nhiệt độ lý tưởng: 21 độ C (nhiệt độ phòng điều hoà).

• Độ ẩm lý tưởng: 45 – 55%

• Cất áo lông vũ trong bọc vải sẵn có để áo luôn được giữ thoáng mát.

Lời kết, 

Lông vũ đang là một chất liệu khá “HOT” trong làng may – mặc nước nhà nói riêng và trên toàn cầu nói chung. Việc nắm được những điều cơ bản trên đây sẽ giúp quý anh/chị hiểu hơn về nguồn gốc và giá trị của sản phẩm mà chúng ta đang sử dụng.

Đơn vị chúng tôi cung cấp lông vũ, vải làm áo lông vũ 

Xin liên hệ: Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ Thiên Trường

ĐC: 121- 123 Tô Hiệu Hà Đông Hà Nội

ĐT: 0974187709 - 0913352368


Vải làm áo lông vũ

Vải may áo gió, áo lông vũ, Jacket, đồ leo núi, trượt tuyết.....



Chất vải TC, NC mền mịn, khả năng chống thấm cao, cản gió, chống ẩm và đặc biệt không bị bí.






Liên hệ: Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ Thiên Trường

ĐC: 121 - 123 Tô Hiệu Hà Đông, Hà Nội

ĐT: 0974187709 - 0913352368