Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

Sản xuất nguyên phụ liệu ngành dệt may: Sân nhà “đãi” khách

Lộ trình đàm phán hiệp định TPP của Việt Nam chưa kết thúc, nhưng theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp ngành dệt may của Việt Nam sẽ có lợi nếu chứng minh được 60% xuất xứ nguyên liệu của mình (ngoại trừ bông). Tuy nhiên, với nội lực yếu cộng với nguồn nguyên phụ liệu chủ yếu của các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó.

Dệt may trong nước phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nước ngoài. Ảnh:CAO THĂNG
Thiếu vốn
Ông Lê Đông Triều, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Dệt may Gia Định cho biết, nguồn nguyên phụ 
liệu dệt may của nước ta chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong bối cảnh, Việt Nam gia nhập Hiệp định TPP thì sự phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu đang trở thành thách thức lớn cho ngành dệt may, nếu các doanh nghiệp không tìm được cách nâng cao tỷ lệ nội địa hóa nguồn nguyên phụ liệu để được hưởng ưu đãi thuế quan từ hiệp định. Thống kê từ Vitas cho biết có đến 60% - 70% nguyên phụ liệu sản xuất trong ngành dệt may Việt Nam đang nhập khẩu và 85% doanh nghiệp sản xuất theo phương thức gia công đơn giản. Do vậy, giá trị gia tăng không cao và thâm dụng lao động nhiều.

Ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty SX May Sài Gòn cho biết, nguồn nguyên phụ liệu là yếu tố sống còn của ngành dệt may. Các doanh nghiệp Việt Nam đều biết nhưng cũng không thể làm gì. Đơn cử, để đầu tư một nhà máy may quy mô lớn chỉ cần khoảng vài triệu đô la nhưng cũng với số tiền đó chỉ đủ đầu tư một máy dệt sợi. Vậy với tiềm lực kinh tế của đa số doanh nghiệp ngành may mặc tại TPHCM nói riêng và Việt Nam nói chung, có mấy đơn vị có đủ khả năng đầu tư nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu? Đó là chưa kể việc phát triển nhà máy nguyên phụ liệu đang vướng phải các điều kiện đảm bảo yêu cầu môi trường ngặt nghèo.

Riêng tại TPHCM, từ năm 2003 đến nay, dệt nhuộm được liệt vào một trong 17 ngành nghề nhạy cảm với môi trường nên hạn chế cấp phép. Số ít nhà máy xây dựng trước thời điểm đó thì không thể tồn tại vì khó đạt các tiêu chuẩn về nước thải. Mặt khác, do các nhà máy được đầu tư trước thời điểm quy hoạch vào khu chế xuất, khu công nghiệp nên thường nằm ngoài khu dân cư. Thời điểm gần đây, khi mật độ dân cư sinh sống quanh khu vực nhà máy ngày càng nhiều, buộc các doanh nghiệp này phải di dời. Do đó, rất ít doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu còn tồn tại đến nay.

Cần chính sách phù hợp
Hiện nay, ngoại trừ Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đủ khả năng đầu tư nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu. Số doanh nghiệp còn lại đang chật vật vì không đủ khả năng về vốn. Hiện Vinatex đã đưa 3 dự án sản xuất sợi đi vào hoạt động là Nhà máy Phú Bài 2, Nhà máy sợi Hồng Lĩnh, Nhà máy sợi Đồng Văn. Ngoài ra còn 4 dự án khác cũng đang gấp rút hoàn thiện để sớm đi vào hoạt động là Nhà máy sợi PVTex Nam Định, Nhà máy sợi PVTex Phú Bình, Nhà máy sợi Đông Phú và Nhà máy sợi Phú Hưng.
Thế nhưng, ông Lê Quang Hùng nhấn mạnh, ngay khi các nhà máy do Vinatex đầu tư đi vào hoạt động hết thì các doanh nghiệp may mặc không thuộc hệ thống của Vinatex cũng không có lợi. Bởi nguồn nguyên phụ liệu này cũng chỉ đủ cung cấp cho doanh nghiệp dệt may của tập đoàn.

Các doanh nghiệp dệt may nội địa cần được tăng cường nội lực đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu.Ảnh: CAO THĂNG

Ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương nhấn mạnh, đây cũng là mô hình mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang ồ ạt đầu tư vào Việt Nam. Các doanh nghiệp thực hiện sản xuất khép kín từ việc tạo nguồn nguyên liệu đến khâu thành phẩm cuối cùng để xuất khẩu. Trên thực tế, để đón đầu cơ hội hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu sang các nước thành viên Hiệp định TPP, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã đẩy mạnh đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu tại Việt Nam.

Đơn cử như Tập đoàn Dệt may Yulun Giang Tô (Trung Quốc) đầu tư nhà máy theo quy trình khép kín từ sản xuất sợi đến dệt, nhuộm với tổng vốn đầu tư 68 triệu USD, Công ty Forever Glorious thuộc Tập đoàn Sheico (Đài Loan) đầu tư 50 triệu USD xây dựng dự án hoàn chỉnh từ dệt vải đến sản xuất các sản phẩm may mặc…

Hiện có nhiều doanh nghiệp may mặc, nhất là doanh nghiệp không thể chủ động sản xuất nguồn nguyên phụ liệu đã chuyển hướng xuất khẩu sang những nước không phải là thành viên Hiệp định TPP. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế. Theo ông Võ Trí Thành, để doanh nghiệp dệt may nội có thể phát huy lợi thế khi Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp định TPP, nhà nước nhất thiết phải tăng cường nội lực đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, trong chính sách thu hút đầu tư đối với ngành này cần phải khéo léo đưa ra những tỷ lệ nhất định dành cho cung ứng nội địa. Về phía các doanh nghiệp, nhiều ý kiến cho rằng cần cấp thiết quy hoạch vùng sản xuất nguyên phụ liệu dệt may, trong đó có chính sách, quy định rõ về tiêu chuẩn môi trường để doanh nghiệp chủ động ngay từ khâu đầu tư.
ÁI VÂN

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

Chất liệu vải tweed làm vừa lòng phái đẹp

Từ một loại vải được dùng để may quần áo giữ ấm cho người lao động ở nước Anh, huyền thoại thời trang Coco Chanel đã nâng tầm vải tweed lên thành đẳng cấp, thượng lưu.
Vải tweed là một dạng vải thô với kết cấu linh hoạt giống như len lông cừu dệt nhưng được dệt chặt chẽ hơn với kỹ thuật dệt trơn hoặc vân chéo. Bằng cách xoắn các sợi len khác màu nhau thành 1 sợi hai hoặc ba lớp, vải tweed có độ dày, ấm áp và cực kỳ bền chắc.



Các nhà thiết kế đương đại đã biến tấu chất liệu vải tweed thành những trang phục và phụ kiện từ cá tính đến nữ tính, bao gồm áo khoác, váy, chân váy, quần sooc,… làm hài lòng cả những tín đồ thời trang khó tính nhất.

 Trở thành xu hướng trên các sàn diễn thời trang từ năm 2010, nhưng dường như các nhà thiết kế chưa bao giờ cạn kiệt ý tưởng với vải tweed trong các bộ sưu tập thu đông những năm sau đó, chỉ là được biến tấu thành những phong cách khác nhau.



Coco Chanel với bộ suit vải tweed và chuỗi ngọc trai giúp nâng tầm vải tweed lên thành đẳng cấp thời trang

Blazer/Jacket tweed

Mùa đông, trong tủ đồ của bạn hẳn là không thể thiếu những chiếc áo khoác ấm áp. Một chiếc áo khoác tweed có độ bền cao và dùng được trong nhiều năm vì tweed vẫn là một trào lưu thời trang thu đông năm nay.

Chỉ cần khéo léo cập nhật xu hướng kết hợp phụ kiện là bạn đã luôn xuất hiện với diện mạo thời trang nhất trong mùa đông này với chiếc áo khoác tweed từ 1 hay vài năm trước rồi. Vừa ấm áp, vừa thời thượng là những ưu điểm của một chiếc áo khoác bằng vải tweed. 





Cách kết hợp thú vị của áo khoác vải tweed

Váy vải tweed

Chất liệu vải vốn tưởng như thô cứng như vải tweed khi thiết kế thành những chiếc váy lại mang một sự nữ tính ngọt ngào khó cưỡng. Phù hợp với mọi nơi từ văn phòng công sở đến quán cà phê hay một nơi vui chơi, chiếc váy tweed sẽ là điểm nhấn cho set đồ của các quý cô.






Chiếc váy ngọt ngào này rất thích hợp trong những ngày mùa đông có nắng. Điểm nhấn của bộ trang phục là chiếc xắc tay nhỏ đính đá và vòng cổ cùng đồng hồ tiệp màu



Váy tweed bút chì có thể kết hợp hoàn hảo với blazer dạng suit hoặc sơ mi trắng giúp cô nàng công sở thêm thanh lịch mà vẫn quyến rũ.

Quần sort

Những chiếc quần sort bò, sort da hay sort tweed hoàn toàn phù hợp với thời tiết mùa đông. Bằng cách kết hợp quần sort tweed với tất dày và boots cao cổ là bạn đã có vẻ ngoài thời thượng mà vẫn ấm áp.



Bạn chỉ cần biến tấu thêm một số phụ kiện và thay màu son rực rỡ là sẵn sàng biến hình từ cô nàng công sở thành cô nàng tiệc tùng hay cà phê với bạn bè rồi

Theo Phương Anh (Dân Việt)

Thứ Hai, 19 tháng 6, 2017

Cách phối đồ nữ cá tính cho mùa hè thêm năng động

Mùa hè nắng nóng là lúc bạn nên tranh thủ chuẩn bị cho mình những bộ đồ hè cực chất để được thoài mái và năng động. Hãy cùng tham khảo cách phối đồ nữ cá tính cho mùa hè này nhé!
Làm sao để lựa chọn cho các bạn nữ những bộ trang phục cá tính đầy năng động để thoái mái hoạt động là điều cần lưu ý. Để có được những bộ thời trang ưng ý, chúng tôi đã nghĩ ra những cách phối đồ nữ cá tính cho mùa hè thêm năng động để các bạn tham khảo rồi đây, cùng nhau thực hiện nhé!

Cách thứ 1: Phối đồ nữ mùa hè bằng quần short cùng áo sơ mui



Mùa hè nắng nóng nên không thể thiếu một chiếc quần short đi cùng với chiếc ao sơ mi trong tủ đồ của các cô gái được. Đặc biệt là những ngày hè, bạn phải tiết ra rất nhiều mồ hôi, vì thế đây được xem là sự kết hợp khá hoàn hảo cho bạn tham khảo. Mùa hè cũng là mùa khiến cho chúng ta càng được vận dụng một cách triệt để về quần short nhất để mang đến cho các nàng những set đồ đẹp nhất và cá tính nhất.Cách phối đồ mùa hè này hợp với hầu hết tất cả mọi người,phù hợp từng độ tuổi tuy đơn giản song lại có tính ứng dụng cực cao và được nhiều người yêu thích.

Với những kiểu short giúp bạn mặc đẹp quanh năm, bạn sẽ chẳng phải lo lắng, kết hợp với chiếc sơ mi thụng – là một loại áo được nhiều bạn nữ ưa thích bởi tính mát, thoải mái và năng động. Cách phối đồ nữ cá tính đơn giản này sẽ mang đến cho các bạn gái nét cá tính và năng động vô cùng. Bạn cũng có thể chuẩn bị thêm cho mình một đôi giày thể thao như sneaker, giày bánh mì hoặc một đôi cao gót cũng đều phù hợp với kiểu mix đồ này đấy nhé.


Cách thứ 2: Váy ngắn kết hợp cùng áo thun phông rộng

- Đây là cách phối đồ nữ cá tính được nhiều bạn trẻ lựa chọn cho những ngày hè, tạo nên sự năng động và trẻ trung. Cách phối đồ mùa hè này cho nữ không bao giờ bị lỗi mốt bởi tính đặc thù của áo phông và chân váy rất dễ mặc và sự kết hợp này tuy đơn giản nhưng cực kỳ phù hợp với thời tiết và độ tuổi


- Bạn chỉ cần chuẩn bị cho mình từ 2 đến 3 chiếc ao thun phông thụng cùng 2 chiếc váy ngắn là có thể mix 2 item này lại với nhau rồi. Lưu ý, bạn cần phải lựa chọn sao cho màu sắc phải hài hòa, dễ nhìn mà không bị chọi nhau là được rồi nhé. Ngày nay, trên thị thường có rất nhiều loại chân váy để các chị em có thể lựa chọn như chân váy đuôi cá, chân váy xòe đến chân váy ôm bút chì đều có thể diện với áo phông được hết nhé! Màu sắc càng đơn giản, bạn sẽ càng dễ phối với nhau hơn


Cách thứ 3: Quần short hoặc váy ngắn kết hợp cùng với áo ba lỗ cá tính

- Không cần phải suy nghĩ nhiều nữa rồi, một trong những cách phối đồ nữ cá tính đó chính là kiểu mix quần short cùng với áo ba lỗ sẽ tạo nên sự trẻ trung và năng đông của các bạn nữ. Đặc biệt là chiếc áo ba lỗ sẽ là điểm khiến bạn trở nên cá tính hơn rất nhiều trong kiểu phối quần áo này. Khi bạn mix loại áo này với quần short sẽ vô cùng khỏe khoắn, cá tính, thích hợp với những cô nàng có vóc dáng thể thao. Ngược lại, nếu bạn phối các loại áo ba lỗ này cùng với váy ngắn sẽ giúp các nàng trở nên thanh thoát, đáng yêu và ngọt ngào.


- Với kiểu phối này, bạn có thể đi kèm cho mình một chiếc đồng hồ hoặc những phụ kiện đính kèm như bông tai, dây chuyền,.... Một đôi giày thể thao cũng là một lựa chọn sáng suốt đấy nhé!


Hi vọng với những gợi ý trên, sẽ là một số thông tin bổ ích giúp cho các bạn biết được gu thời trang của mình. Giờ thì bạn đã biết cách phối đồ nữ cá tính cho mùa hè thêm năng động chưa nào? Hãy bắt tay vào thực hiện ngay thôi các bạn nhé!
Chúc các bạn thành công!

Cát An

Thứ Hai, 12 tháng 6, 2017

Phụ liệu may mặc gồm những gì?


Để thiết kế một bộ cánh lộng lẫy, hay 1 bộ vest quý phái, sang trọng, hay một chiếc áo, chiếc quần đơn giản hay chỉ là những cái nón giản dị....thì người ta cần dùng rất nhiều đến các phụ liệu may mặc.
Vậy phụ liệu may mặc gồm những gì? Mua ở đâu? Giá cả ra sao? Không có phụ liệu may mặc người ta có thiết kế làm ra được những chiếc đầm, váy, áo...hay không?

Phụ liệu may mặc bao gồm : Vải, chỉ, kéo, bàn ủi, máy may, logo, dây khóa, dây băng rôn, mạc xi,......

 - Trong phụ liệu may mặc thì nếu thiếu một thứ có thể gây khó khăn cho bạn trong việc thiết kế và sản xuất.

Ví dụ như: Có vải nhưng không có kéo, có chỉ thì sẽ không cắt đc vải không khâu vá được....
Hoặc mọi thứ đã hoàn thành nhưng không có cúc hoặc dây khóa thì coi như cái quần đó không hoàn thiện.

- Và một điều quan trọng nữa đó là tùy vào yêu cầu của khách hàng khi sử dụng phụ liệu may mặc sẽ khác nhau

Ví dụ như: Với một bộ cánh bình thường và một bộ cánh sang trọng thì loại vải sẽ khác nhau, đường chỉ cũng khác nhau....

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại vải như: Cotton, thun, len, sợ, ....

Phụ liệu may mặc còn đi kèm theo các vật phẩm trang trí như : Bông hoa, cài tóc, hoa tai, vòng cổ, ...
Nếu bạn có nhu cầu mua phụ liệu may mặc, phụ liệu trang trí thì vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THIÊN TRƯỜNG
ĐC: P311 - NHÀ C2 KHU TẬP THỂ THANH XUÂN BẮC - QUẬN THANH XUÂN - TP HÀ NỘI
ĐT: 0974 187 709 - 0913 352 368
EMAIL: maiducthuan84@gmail.com


Khó khăn đã qua, câu chuyện của cổ phiếu dệt may sẽ được viết tiếp?


Theo báo cáo vĩ mô QI/2017 của VEPR, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 5,6 tỷ USD tăng trưởng 10,2% so với cùng kỳ. Một số doanh nghiệp đã ghi nhận kết quả kinh doanh khởi sắc và đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng.

Chủ tịch Vitas: Xuất khẩu dệt may năm nay sẽ tăng trưởng 13-14%
[Infographic] Toàn cảnh hoạt động xuất khẩu nhóm hàng dệt may năm 2016
• Nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến hết quý 2
Ngành dệt may sụt giảm mạnh cuối năm 2016 vì TPP
Năm 2016 được coi là năm khó khăn nhất đối với ngành dệt may trong vòng 10 năm trở lại đây, các doanh nghiệp trong ngành đã phải đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ và chịu áp lực cạnh tranh gay gắt.

Đầu tiên phải kể đến việc hàng dệt may Việt Nam gặp bất lợi lớn do phải chịu mức thuế suất cao hơn so với các nước khác. Tại thị trường châu Âu, hàng dệt may Việt Nam phải chịu mức thuế suất từ 9 - 12% thì mức thuế suất áp dụng cho các hàng may mặc của các nước khác như Bangladesh, Campuchia, Lào lại bằng 0%.

Mức lương tối thiểu tăng nhanh, công nghệ lạc hậu thâm dụng lao động và bất lợi về thuế suất đã khiến hàng dệt may Việt Nam đánh mất lợi thế cạnh tranh về chi phí thấp. Cũng vì lý do đó mà nhiều đơn hàng dịch chuyển từ Việt Nam sang các nước khác có chi phí rẻ hơn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước rơi vào cảnh khan hiếm đơn hàng.
Khi đó, mọi kỳ vọng lại đổ dồn về Hiệp định hợp tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Theo ước tính, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đến năm 2025 lên đến 50 tỷ USD, tăng gấp 2 lần so với 27 tỷ USD năm 2015 khi TPP có hiệu lực. Tuy nhiên, việc Mỹ bất ngờ tuyên bố rút khỏi TPP sau khi tân tổng thống Mỹ Donald Trump đắc cử khiến cho hiệp định này gặp đình trệ, kỳ vọng giờ trở thành nỗi thất vọng, triển vọng ngành dệt may được đặt dưới dấu hỏi lớn.
Đối mặt với hàng loạt tin tức xấu liên quan đến triển vọng ngành và kết quả kinh doanh, các cổ phiếu của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán không tránh khỏi tình trạng sụt giảm thị giá.

Tuy nhiên, xét ở nhiều khía cạnh khác lại cho thấy không có TPP, dệt may Việt Nam vẫn còn đó những tiềm năng chưa khai thác hết.

TPP không phải là tất cả?
Từ cái nhìn khách quan hơn, các chuyên gia đã đưa ra nhiều ý kiến cho rằng, ngành dệt may không bị tác động nhiều thậm chí còn để lộ ra một số điểm sáng cho ngành dệt may Việt Nam.
Theo thống kê của Tổng cục Hải Quan, năm 2016, nhóm ngành dệt may đạt tổng giá trị kim ngạch đạt 23,8 tỷ USD tăng 4,6% so với năm 2015. Cụ thể, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất (chiếm tới 48% kim ngạch xuất khẩu). Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ luôn tăng 12-13%/năm, kèm theo gia tăng mức thị phần.

Một điểm sáng khác đến từ việc nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà máy dệt, nhuộm mới theo cả quy mô chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm đón đầu TPP về lâu dài sẽ giúp ngành dệt may Việt Nam hoàn thiện quy trình sản xuất, chủ động nguồn nguyên liệu.

Có thể kể đến một vài mức đầu tư lớn trong ngành như nhà máy số 1 tại Vĩnh Long của Công ty cổ phần Dệt May- Đầu Tư - Thương mại Thành Công (TCM- HOSE) hay dự án nhà máy dệt sợi số 4 của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Quân (FTM -HOSE) với công suất 8.700 tấn/năm - giúp nâng tổng công suất lên 25.700 tấn/năm (vươn lên trở thành doanh nghiệp có quy mô lớn nhất Việt Nam về dệt sợi cotton).

Với hàng loạt dự án hướng tới mục tiêu gia tăng quy mô và hoàn thiện chuỗi sản xuất, hướng tới những giá trị hợp đồng lớn, nhiều chuyên gia trong ngành dự báo biên lợi nhuận của ngành dệt may Việt Nam tiếp tục gia tăng. Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại như FTA Việt Nam – EU, FTA Việt Nam -Hàn Quốc và hàng loạt các hiệp định thương mại khác hứa hẹn sẽ là một nguồn bổ trợ thương mại lớn cho hoạt động xuất nhập khẩu Dệt May trong bối cảnh thiếu vắng TPP.

Khó khăn qua đi, tương lai còn ở phía trước
Theo báo cáo vĩ mô QI/2017 của VEPR, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 5,6 tỷ USD tăng trưởng 10,2% so với cùng kỳ. Một số doanh nghiệp đã ghi nhận kết quả kinh doanh khởi sắc và đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng.

Năm 2017, Dệt may Thành Công (TCM) dự kiến lợi nhuận tăng trưởng tới 58% đạt 182 tỷ đồng sau khi công bố kết quả kinh doanh 3 tháng đầu năm kỷ lục với mức doanh thu 346 tỷ đồng và 29,54 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (tăng trưởng 114%). Tương tự là trường hợp của công ty Đầu tư và Thương mại TNG (TNG) khi đặt mục tiêu kinh doanh tăng trưởng tới 2.200 tỷ đồng doanh thu và 115 tỷ đồng sau thuế tăng 42% so với năm 2016. Với Sợi Thế Kỷ (STK - HOSE), mục tiêu doanh thu gần 1.915 tỷ đồng, tăng 41%. Lợi nhuận sau thuế dự kiến tăng gấp 3 lần lên 87 tỷ đồng.

Các dấu hiệu tích cực trên cho thấy thời kỳ khó khăn nhất đã qua đi và các doanh nghiệp dệt may hoàn toàn có quyền tự tin đối mặt với các thách thức sắp tới.

 Thêm một động thái tích cực khác thắp sáng lại cơ hội TPP cho ngành dệt may Việt Nam là việc Nhật Bản đang nỗ lực thay thế Mỹ tái khởi động lại hiệp định này. Như vậy, tiềm năng phát triển cho ngành dệt may vẫn còn nhiều, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có uy tín, đầu tư mở rộng sản xuất và giảm thiểu chi phí nhờ áp dụng công nghệ hiện đại cho nhà máy mới như TCM, GIL, FTM và các doanh nghiệp dệt may khác.

Công bố doanh thu và lợi nhuận tháng 3 đạt kỷ lục, cổ phiếu Dệt may Thành Công tăng trần
Đức Duy
Theo Trí thức trẻ


Cách mạng tự động hoá: 86% số người lao động ngành may có nguy cơ rủi ro về việc làm


Đó là con số rất đáng lưu ý được các đại biểu quan tâm tại Hội thảo “An sinh xã hội hướng tới phát triển bền vững và tương lai tươi sáng cho mọi người” do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức ngày 28.3 tại Hà Nội. Bên cạnh việc cảnh báo nguy cơ mất việc vì tự động hóa, các đại biểu cũng đề cập tới những giải pháp để giải quyết vấn đề tồn dư lao động trong tương lai.
Nguy cơ thất nghiệp hàng loạt
“Việt Nam cần làm gì để có thể thích ứng tốt nhất với thị trường lao động và tạo ra sự bền vững, định hướng hoàn thiện chính sách an sinh xã hội trong bối cảnh kỷ nguyên số” - là vấn đề được nhiều chuyên gia quan tâm tại Hội thảo “An sinh xã hội hướng tới phát triển bền vững và tương lai tươi sáng cho mọi người” do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức.
Theo báo cáo nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 2016, dưới tác động của cuộc cách mạng tự động hoá và số hoá, NLĐ làm việc trong một số ngành đối mặt với nguy cơ mất việc. Dự báo, riêng trong ngành công nghiệp ôtô, trên 60% số lao động ở Indonesia và 73% số lao động ở Thái Lan bị rủi ro bởi tự động hoá. Tại Việt Nam, 75% số lao động trong ngành điện tử và 86% trong ngành may mặc và giày dép bị rủi ro bởi tự động hoá. Họ dễ rơi vào tình trạng bị tổn thương do bị mất việc làm trong điều kiện hệ thống an sinh xã hội (ASXH) chưa phát triển. Hiện tại, Việt Nam vẫn chưa chứng kiến tác động của công nghệ tại nơi làm việc ở mức độ giống như một số nước phát triển hơn trong khu vực ASEAN. Tuy nhiên, điều này được dự đoán là không xa.
Để thực hiện khẩu hiệu “Không ai bị bỏ rơi phía sau”, PGS-TS Nguyễn Lan Hương nhận định, xu hướng công nghệ mới đem lại những thời cơ, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức. Vấn đề đầu tiên được bàn luận là việc áp dụng tự động hoá có thể tăng năng suất lao động và giảm chi phí; đi cùng đó là ảnh hưởng đến quy mô lực lượng lao động dẫn đến sa thải lao động. Bên cạnh đó, bản thân những NLĐ được giữ lại thì bản chất việc làm cũng sẽ thay đổi. Theo dự đoán, có 70-80% số việc làm hiện tại bị mất đi và khoa học công nghệ sẽ sản sinh ra một lượng nghề mới. “Tuy nhiên, trong vòng vật lộn như thế thì sẽ có khoảng 20-30% công việc mất hoàn toàn; đồng nghĩa với việc từng ấy lao động cũng sẽ không có việc. Đây là một con số rất lớn” - PGS-TS Nguyễn Lan Hương nhận định.
Trước những diễn biến đó, cơ chế làm việc linh hoạt và sự bất ổn định. Lực lượng lao động sẽ có xu hướng kết hợp một hoặc nhiều công việc bán thời gian với các công việc tự do. Ví dụ: Làm văn phòng lúc rảnh rỗi có thể đi lái xe taxi... Vì thế, chỉ những người có trình độ cao hơn mới có thể bám trụ.
Các chuyên gia cũng đưa ra lo ngại về sự phát triển quan hệ lao động theo các hình thức mới giữa con người và máy móc dẫn đến hình thức quan hệ lao động mới và thay đổi bản chất và vai trò của các cấu phần trong quan hệ lao động như hợp đồng lao động, thương lượng tập thể...
Đáng chú ý nhất là sự gia tăng bất bình đẳng: Bất bình đẳng về kỹ năng, việc làm, tiền lương và thu nhập. Nếu ANXH không được thực hiện tốt sẽ dẫn đến nghèo đói, cùng cực. Sự xuất hiện và gia tăng các nhóm lao động yếu thế cũng ngày càng nhanh. Đặc biệt, là gia tăng phân các vùng miền, nhóm người, khu vực và giữa các quốc gia trên toàn thế giới và nguy cơ đối mặt với thảm hoạ nhân đạo, di cư và người tị nạn. Mặc khác, Việt Nam cũng như các nước phát triển dựa vào cạnh tranh giá rẻ sẽ mất dần lợi thế về công nhân rẻ, gánh nặng giải quyết việc làm những nước đang phát triển với một lượng lớn công nhân trình độ thấp. Mà lúc này, việc di cư lao động cũng sẽ vô cùng khó khăn.
Bài toán an sinh xã hội
Để có thể thay đổi và thích ứng với công nghệ mới, theo các chuyên gia tham dự hội nghị, trước hết, cần nghiên cứu các chính sách về thị trường lao động, từ đó đưa ra các loại hình đào tạo và đào tạo liên tục. Bên cạnh đó, vai trò của thông tin thị trường lao động và kết nối thị trường lao động cần được chú trọng.
Trong bối cảnh ấy, vai trò của công đoàn cũng cần được cải cách và đề cao để NLĐ không mất việc và phát triển quan hệ lao động khi công việc đang ngày càng trở nên cá nhân hoá và chủ yếu là tại nhà.
Về bảo hiểm xã hội, các quy định mới phải được điều chỉnh theo bản chất của việc làm và thị trường lao động. Các hình thức mới của chính sách/hệ thống xã hội và pháp luật cần phải đảm bảo cho những NLĐ bán thời gian, toàn thời gian, trực tuyến và tự làm được bảo vệ tốt hơn. Cần thay đổi chuyển từ bảo hiểm thất nghiệp sang bảo hiểm việc làm bởi thất nghiệp hàng loạt có thể xảy ra khi các nhóm công nhân ra khỏi quá trình sản xuất trong các lĩnh vực hoạt động mới và nhiều người lao động không thể đáp ứng các yêu cầu của công việc mới ngay cả khi họ được giữ lại.
Chính sách ASXH theo kiểu “đóng - hưởng” cũng cần được thay đổi lại, nguyên tắc xây dựng ASXH kỹ thuật, công nghệ thay đổi thành mô hình đầu tư xã hội, công bằng và bình đẳng.
TS Nguyễn Mạnh Thắng - Giám đốc Trung tâm Phân tích và Dự báo, VASS - kiến nghị việc củng cố ASXH cần gắn liền với thúc đẩy việc làm có năng suất như bình đẳng cơ hội, đầu tư vào vốn con người đúng hướng, đúng nhịp. Chính sách phân phối lại tích cực theo hướng tăng dư địa tài khoá như xây dựng sàn ASXH, thay đổi mục tiêu trợ giúp ASXH, quản trị số để giảm biên chế không cần thiết nhằm tiết kiệm chi ngân sách, giảm chi phí giao dịch cho người dân...
Công nghệ tự động hóa đã thay đổi chiến lược kinh doanh của Ford như thế nào?
Theo Tuệ Nhi
Lao động

VẢI KATE LÀ GÌ VÀ CÁC LOẠI VẢI KATE TRONG MAY MẶC

Tiếp tục tìm hiểu về tên các loại vải và đặc tính của chúng nhằm giúp các shop có được những kiến thức tổng quát về chất liệu vải để còn tư vấn cho khách hàng. Bài viết sau đây Riokids chia sẻ với các bạn một loại vải rất thông dụng trong may mặc. Loại vải này phù hợp với tất cả các đối tượng từ người lớn đến trẻ em. Đây cũng là một loại vải mà các sản phẩm tại kho bán sỉ quần áo trẻ em Riokids hay có. Các shop hãy cùng tham khảo xem vải kate là gì và các loại vải kate phổ biến hiện nay nhé.
Vải kate là gì?
Vải kate là vải có nguồn gốc từ sợi TC là sợi pha giữa cotton và Polyester.
 
Đặc tính vải kate
• Thấm hút ẩm tốt
• Mặt vải phẳng mịn
• Dễ dàng giặt ủi là
• Thân thiện với cơ thể người

Các loại vải kate
Thông thường tên vải chỉ là cách gọi để phân biệt cách dệt vải theo một kiểu nào đó. Và bạn đừng nghĩ rằng, cứ vải đắt tiền là se tốt về mọi mặt. Bởi vì tốt hay không còn phù thuộc vào nhu cầu, mục đích sử dụng của từng người. Và một số tiêu chí giúp bạn đánh giá chất lượng của vải là: độ bền màu, đổ lông, hút mồ hôi, xử lý co rút khi giặt.
Các loại vải kate thông dụng hiện nay bao gồm:

1. Vải kate Mỹ (USA)
Vải kate Mỹ là loại vải có chất lượng tương đối tốt nhưng đổi lại giá thành cũng khá cao.
Đặc điểm: Vải kate Mỹ có sợi dệt dày hơn so với vải kate silk, khả năng thấm hút mồ hôi tốt, màu sắc đa dạng khi được pha trộn nhiều màu rất đẹp mắt. Vải kate mỹ thường được dùng may áo sơ mi.

2. Vải Kate Silk
Vải kate silk không chỉ là chất vải bền mà màu vải cũng được giữ rất lâu. Vải này có thành phần 100% PE, ít nhăn và thấm hút mồ hôi kém. Vải thường dùng nhiều trong may đồng phục học sinh, công nhân.

3. Vải kate Polin
Loại vải kate Polin có độ dày hơn 2 loại vải trên. Do vải có thành phần cotton cao nên thấm hút mồ hôi tốt hơn Silk. Vải này dùng cho các trang phục cao cấp hơn.

4. Vải kate Ford
Loại vải kate ford bạn sẽ thấy nhiều ở những chiếc áo sơ mi văn phòng. Vải này thấm mồ hôi tốt, tuy nhiên hơi dày và còn hiện tượng đổ lông.

5. Vải Kate Sọc
Vải kate sọc là loại vải khá phong phú với các màu sọc to nhỏ khác nhau. Đây là loại vải được ưa chuộng khi dùng may áo sơ mi, nó tạo cho bạn phong cách lịch lãm, cá tính.



6. Vải kate caro
Cũng như vải kate sọc, kate caro được nhiều người yêu thích và số nhiều dùng may áo sơ mi nam.
Trên đây là một chút kiến thức mà Riokids tích lũy được về các loại vải mong rằng sẽ giúp ích được cho các bạn biết được vải kate là gì và các loại vải kate trong may mặc. Từ đó, shop có thể tự tin tư vấn khi khách hàng thắc mắc về chất liệu vải.
Hãy tham khảo thêm một số bài viết khác của Riokids về các loại vải nhé:


Thứ Bảy, 10 tháng 6, 2017

Nguyên phụ liệu ngành may mặc và khả năng đáp ứng của các công ty trong nước

Có thể nói "nước xa không cứu được lửa gần" khi kề sát tới đây là việc tăng giá đầu vào và sự cạnh tranh khốc liệt của nước khác. Vì vậy, năm 2016 sẽ là một năm đầy khó khăn của doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam.


Dệt may là một trong nhiều ngành nghề chịu nhiều tác động nhất sau khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực thi hành. Để tận dụng được những ưu đãi mà các Hiệp định thương mại tự do mang lại, các doanh nghiệp cung ứng, xuất khẩu trong ngành dệt may của Việt Nam phải đáp ứng đầy đủ các quy định chung của hiệp định, trong đó, quy định về xuất xứ nguyên liệu đầu vào như giấy sơ đồ ngành may là thách thức lớn nhất của các doanh nghiệp dệt may hiện nay.


Theo nhiều chuyên gia kinh tế, quy tắc xuất xứ là yếu tố hệ trọng nhất trong các Hiệp định thương mại tự do. Đây là công cụ để nhận định hàng hóa xuất nhập khẩu có được hưởng thuế quan ưu đãi hay không, giúp duy trì sự cân bằng hợp lý giữa thuận lợi hóa thương mại và phòng tránh gian lận thương mại, đo mức độ sử dụng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do của các nền kinh tế thành viên.

Khi Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương và các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam chính thức có hiệu lực, nhiều hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam tới Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc, ... sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan, tạo lợi thế đáng kể so với các quốc gia xuất khẩu dệt may khác.


Tình hình khó khăn nay càng khó khăn hơn trong bối cảnh nước ta đang hội nhập toàn cầu, với thông tin trên các thành viên trong group thảo luận hướng đi giải quyết tình hình sắp đến

Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2017

Các kiểu váy, áo được kết hợp với tay cape, áo măng tô nhiều màu sắc giúp các chị em trông cá tính và ấn tượng.

Những chiếc áo dạ dáng cape luôn được phái đẹp công sở yêu chuộng vì sự sang chảnh và quyến rũ. Thiết kế phóng khoáng mang hơi thở cổ điển nhưng rất quyền lực và thanh lịch.

Mới đây NTK Hòa Nguyễn đã cho ra mắt BTS mới với mục đích tôn dáng cho các quý cô công sở.



Áo dạ là món đồ không thể thiếu trong tủ đồ của chị em trong mùa đông, sang trọng thích hợp từ văn phòng đến nơi công sở.



Kiểu dáng áo được các NTK thay đổi liên tục theo từng mùa để làm hài lòng cả những khách hàng khó tính nhất.



Ngay cả mùa đông, chị em vẫn có thể gợi cảm với những mẫu váy xuyên thấu mềm mại khi kết hợp khéo léo với áo vest khoác ngoài.





Màu đen luôn làm tròn nhiệm vụ nâng tầm vẻ quý phái cho chị em bất kể tuổi tác và vóc dáng.


Một đôi boots cổ cao là lựa chọn không thể tuyệt hơn cho những cô nàng thời thượng.



Dáng áo tay cape được biến tấu lạ mắt khiến chủ nhân mới lạ và đầy sức hút.


Nếu là một cô gái ưa thích sự đơn giản thì tông màu pastel dịu nhẹ sẽ khiến bạn thêm tự tin mỗi khi ra phố.



Chất liệu dạ cao cấp giúp phom dáng áo cứng cáp và đẹp mắt hơn nhiều.


Không quá cầu kỳ nhưng đảm bảo sự sắc nét và đương may tinh tế là ưu điểm mang tính ứng dụng cao của BST này.



Họa tiết thêu ren tỉ mỉ chắc hẳn sẽ giúp bạn nổi bật trong những buổi tiếc tối.



Những ngày nắng ấm áp của mùa đông bạn vẫn có thể thoải mái tung tăng váy áo.




Họa tiết châm bị cổ điển nhưng vẫn mang hơi thở hiện đại khiến chị em nổi bật mỗi khi xuất hiện.

Ảnh: Lê Nguyễn Tiến

Thứ Ba, 6 tháng 6, 2017

7 chi tiết tưởng thừa nhưng lại có ích trên trang phục

Tại sao phía sau giày thể thao có mẩu dây nhỏ hay túi ở quần áo mới luôn được khâu kín.


Lỗ khuyết để cài khuy trên cùng của áo sơ mi thường nằm ngang trong khi ở các vị trí khác, chúng nằm dọc. Lý do là nhiều người không cài chiếc khuy đó nên nhà thiết kế đã tạo ra sự khác biệt, tránh cảm giác người dùng thiếu sự chỉn chu khi mặc áo.

Phía sau áo sơ mi thường có một phần vải nhỏ nhưng không nhiều người biết tác dụng. Chi tiết này xuất hiện đầu tiên trên trang phục của các thủy thủ, giúp họ treo áo.


Thay vì gắn rất nhiều mác lên áo, một số nhà sản xuất quyết định in tên thương hiệu, kích cỡ, hướng dẫn cách giặt lên mặt trong của áo. Nhờ vậy, diện tích in thông tin nhiều hơn, người mặc cũng thoải mái khi không bị mác áo chạm vào người.


Những chiếc túi ở quần áo mới luôn được khâu kín khéo tới mức nhiều người còn lầm tưởng đó là túi giả. Mục đích của nhà sản xuất là giúp cho quần áo luôn được phẳng phiu khi vận chuyển, lúc treo lên mắc áo ở cửa hàng. Ngay cả lúc đã được nhiều người thử, áo vẫn giữ được phom dáng.


Hai chiếc dây vải mong manh thường được gắn vào những kiểu váy điệu đà hoặc áo len, vải mỏng. Chúng sẽ giúp bạn treo trang phục mà không làm hỏng dáng đồ. Dù biết công dụng này nhưng nhiều người vẫn cắt bỏ vì dây dễ lộ ra ngoài nếu chủ nhân sơ suất.

Trên một số chiếc áo chui cổ, bạn sẽ thấy khu vực hình tam giác với chất liệu cotton thấm hút tốt. Chúng được thiết kế trong các mẫu áo thể thao, giúp thu mồ hôi ở khu vực quanh cổ và ngực.

Bạn đừng vội cắt hai dải dây phía sau của giày thể thao. Chúng sẽ giúp bạn tháo giày dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Lam Huyền
Ảnh: Buzzfeed

Thứ Hai, 5 tháng 6, 2017