Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

Giảm phụ thuộc hàng Trung Quốc

Các hiệp định thương mại tự do yêu cầu chất lượng sản phẩm cao hơn khiến nhiều doanh nghiệp giảm dần nhập nguyên phụ liệu, máy móc, thiết bị cấp thấp.

Miễn thuế hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam
Nguy cơ hàng Việt ‘chết chìm’ theo hàng Trung Quốc
Những mặt hàng Trung Quốc nào vào Việt Nam nhiều nhất trong nửa năm nay?
Trung Quốc vẫn là thị trường cung cấp hàng nhập khẩu nhiều nhất nhưng mức nhập siêu đã giảm khá mạnh, khi doanh nghiệp (DN) Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này và chuyển hướng nhập khẩu từ các thị trường khác.

Tìm thị trường nhập khẩu thay thế

Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 1-2017 sang Trung Quốc đạt 1,9 tỉ USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm 2016. Đây là mức tăng cao trong các thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu từ Trung Quốc trong tháng 1-2017 là 4,3 tỉ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ.

Nhập khẩu thiết bị từ Mỹ, châu Âu đang là xu hướng của nhiều doanh nghiệp

Như vậy, so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu qua Trung Quốc tăng cao hơn nhưng nhập khẩu lại giảm. Nhờ vậy, nhập siêu từ Trung Quốc năm 2016 cũng thể hiện khá rõ xu hướng này, ở mức hơn 28 tỉ USD - giảm đáng kể so với 32 tỉ USD của năm trước đó.

Phân tích từ thống kê của Tổng cục Hải quan về những mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam trong tháng 1-2017 cũng cho thấy nhập khẩu từ Trung Quốc giảm khá mạnh ở các nhóm điện thoại và linh kiện với 493 triệu USD, giảm 2,7% so với cùng kỳ; sắt thép nhập 679.000 tấn, giảm 23,1%; vải các loại giảm 12,7% so với cùng kỳ...

Ông Đinh Công Khương, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ thép Khương Mai, cho biết nhập khẩu thép từ Trung Quốc giảm do nhiều yếu tố, trong đó có việc giá thép từ thị trường này đã tăng khá mạnh so với năm ngoái. Nếu so với mức thấp nhất nhập từ Trung Quốc năm 2015, giá thép trong tháng 1-2017 ở thị trường này đã tăng khoảng 40%-50% khiến nhu cầu dùng hàng nhập giảm. Năm 2015, Việt Nam áp dụng biện pháp tự vệ thương mại đối với một số sản phẩm thép nhập từ Trung Quốc cũng khiến nhiều DN không mặn mà nhập khẩu mặt hàng này.

Bộ Công Thương nhận định cơ cấu thị trường nhập khẩu bước đầu có sự chuyển dịch theo hướng đa dạng hóa, giảm dần tỉ trọng nhập khẩu từ châu Á do một số hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia đã có hiệu lực. Kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2016 tăng thấp, ở mức 0,5% so với năm 2015; trong khi từ Liên bang Nga tăng gần 54%, tương đương 1,14 tỉ USD; từ Úc khoảng 2,4 tỉ USD, tăng 20%.

Thị trường nhập khẩu đã chuyển biến tích cực. Máy móc, nguyên liệu cho sản xuất đã giảm dần phụ thuộc vào một thị trường, Việt Nam tăng dần nhập khẩu từ châu Âu, châu Mỹ. Quan trọng hơn, Việt Nam đã kiềm chế được tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc xuống ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua.

Hướng đến sản phẩm chất lượng cao

Ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch Hội DN Cơ khí - Điện TP HCM, nhìn nhận hiện nay, khi nhu cầu sản xuất sản phẩm chất lượng cao ngày càng tăng, DN phải đầu tư thiết bị công nghệ cao cấp từ Nhật, châu Âu, ít nhất cũng từ Đài Loan, Hàn Quốc nên giảm nhập khẩu máy móc và thiết bị từ Trung Quốc. Xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới khi Việt Nam tham gia sâu các FTA - vốn đòi hỏi cao hơn về quy tắc xuất xứ và khả năng cạnh tranh của chất lượng sản phẩm.

Là một DN sản xuất sản phẩm cơ khí chính xác xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, EU, gần đây, Công ty TNHH Lập Phúc xác định không nhập khẩu máy móc, thiết bị Trung Quốc để sản phẩm bảo đảm chất lượng. Ông Nguyễn Văn Trí, giám đốc công ty, giải thích: “Khi khởi nghiệp, do chưa có điều kiện về vốn nên DN có nhập máy móc của Đài Loan. Sau đó, chúng tôi xuất khẩu vào các thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn cao hơn như Nhật, EU nên cũng phải nhập thiết bị, máy móc có chất lượng tốt hơn chứ không nhập hàng Trung Quốc”.

Nhu cầu nhập máy móc, thiết bị từ Trung Quốc đối với một số DN trong các ngành hàng như dệt may, da giày, đồ gỗ... là không nhỏ vì có nhiều sự lựa chọn, giá “mềm” hơn, nhất là trong bối cảnh DN còn khó khăn về tài chính. Nay, với cơ hội mở ra từ các FTA nhiều hơn, DN có thêm sự lựa chọn và giảm bớt lệ thuộc vào một thị trường.

Để tận dụng cơ hội từ các FTA mà Việt Nam đã tham gia, gần đây, nhiều DN trong ngành dệt may tìm kiếm thêm các thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu, thay thế dần hàng Trung Quốc. Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP HCM, nhận định xu hướng này đã diễn ra bởi phải đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ trong các FTA mà Trung Quốc không phải là thành viên. Cụ thể, nếu trước đây, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính nguyên phụ liệu dệt may thì nay, DN Việt Nam có thể nhập khẩu thêm từ các nước ASEAN hay dùng sản phẩm của DN trong nước.

“Dù số lượng chưa nhiều nhưng đây là tín hiệu tích cực khi DN giảm phụ thuộc quá lớn vào một thị trường. Giá nhập khẩu nguyên liệu đầu vào có thể cao hơn thị trường Trung Quốc một chút nhưng nhiều DN vẫn chấp nhận để đầu tư cho tương lai, hưởng lợi về thuế suất từ các FTA khác. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã dừng lại nhưng một FTA quan trọng khác là Việt Nam - EU dự kiến có hiệu lực từ đầu năm 2018 là cơ hội lớn cho DN trong nước” - ông Hồng nhận xét.

Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2017

Loại vải nào được sử dụng làm balo túi xách?

Balo, túi xách có nhiều loại chất liệu khác nhau.Thông thường người ta căn cứ theo thành phần chất liệu để phân biệt. Các loại vải được sử dụng để làm balo , túi xách gồm:

1. Vải Nylon (Polyester): Vải có tác dụng chống thấm rất tốt do được cán màng PU hoặc PVC ở mặt trong. Vải nylon thường được dùng để may balo, túi du lịch, valy kéo, bóp, ví, các loại cặp, túi xách nữ, túi chuyên dụng... Màu sắc đa dạng, có nhiều loại để chọn phù hợp với những mẫu mã của quý khách.

Vải dày,có độ bền vật lí cao. Đây là vật liệu chính may balo hiện nay.

2. Vải  Cotton: Được dệt từ 100% sợi bông, dày, độ bền cao, hạn chế thấm nước, bảo quản được đồ dùng bên trong.
- Thân thiện với môi trường, thường được ưa thích sử dụng
- Thường được dùng để may túi xách tay đơn giản làm túi quà tặng.


3. Vải không dệt: Với thành phần 100% Polypropylen, dễ dàng phân hủy trong đất hoặc khi đốt cháy. Chất liệu vải không dệt rất thân thiện với môi trường, được khuyến cáo sử dụng thay túi nylon do tái sử dụng được nhiều lần. Vải thường dùng làm túi xách kiểu từ đơn giản cho hội thảo, túi đựng SP của cty, túi đựng thực phẩm, túi rút, balo rút, quà tặng quảng cáo giá rẻ cho đến phức tạp hơn như: cặp học sinh đeo chéo, túi giữ nhiệt đựng cơm...Có nhiều định lượng ( độ dày mỏng) từ 50g à 120g tùy mục đích sử dụng, màu sắc phong phú


4. Vải lót: Dùng để may lót mặt trong của các loại túi xách, balo, valy. Có tác dụng chống thấm rất tốt, làm lớp lót bên trong túi xách giúp túi đẹp và thẩm mỹ hơn.
Đây là 1 bài tham khảo giúp quý khách rõ thêm sự lựa chọn của mình khi muốn đặt may balo quảng cáo, túi xách du lịch , cặp học sinh làm phần thưởng hay quà tặng...
Nếu quý khách có nhu cầu đặt may balo túi xách làm quà tặng, đừng ngại ngần liên hệ ngay với 3A, chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quà tặng. Đội ngũ thiết kế sẽ giúp bạn lên ý tưởng duy nhất cho chiến dịch marketing của bạn.


Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

Loạt váy 'hở 70%' sexy không kém váy Hà Hồ

Nhiều sao Việt cũng từng gây tranh cãi vì diện váy xuyên thấu lộ liễu giống Hồ Ngọc Hà.

 Thiết kế xuyên thấu đính hạt lấp lánh Hà Hồ diện trong sự kiện gần đây đang là tâm điểm tranh cãi của nhiều tín đồ thời trang. Nhiều ý kiến khen chê nổ ra, trong đó hàng loạt khán giả cho rằng chiếc váy mỏng tang này khiến Hà Hồ trông "mặc mà như không" khá phản cảm.



Năm 2015, Hà Hồ vướng khá nhiều thị phi cả trong chuyện tình cảm và ăn mặc. Một số bộ váy trước đó của nữ ca sĩ cũng bị phán xét vì độ mỏng và hở táo bạo.


Trang phục của Hà Hồ khiến nhiều người liên tưởng đến bộ jumpsuit màu nude đính đá của Phương Trinh, từng khiến cô nàng phải chịu phạt và bị cấm diễn suốt 6 tháng.

Kỳ Hân mang sang Hàn Quốc bộ váy ren mỏng manh, lộ rõ đường cong cơ thể. So độ táo bạo cũng không hề thua kém đàn chị Hà Hồ.

Minh Hằng từng khiến khán giả xôn xao một thời gian dài vì chiếc quần ren hở hang nhạy cảm.

Đầm mỏng như sương phô trương gần như toàn bộ cơ thể của Hồng Quế đến nay vẫn được nhắc lại như một trong những trang phục táo bạo nhất trên thảm đỏ Vbiz.

Gần đây cô nàng tiếp tục trưng diện một chiếc váy mỏng manh không kém cạnh.


Em gái Angela Phương Trinh - Phương Trang - che chắn cơ thể bằng chiếc áo khoác ren mỏng manh. Cùng chiếc áo này nếu gặp ánh đèn flash chắc chắn sẽ khiến chủ nhân "khốn đốn".

Chân dài Kim Minh tự tin tạo dáng với váy ren hở đến 70%.


Diễm My 9x có một thời gian trung thành với đồ xuyên thấu "nhức mắt".

 Xét về độ táo bạo trong chuyện ăn mặc, Mari Đinh Phương Ánh chắc chắn thuộc hàng Top.


Một số ý kiến cho rằng trang phục Đông Nhi diện gần đây cũng khá hở hang, thiếu đẹp mắt.

Thứ Ba, 18 tháng 7, 2017

Vải voan, vải ren, vải cát len là gì?


1. Vải voan là gì?
Voan là loại chất liệu mỏng, nhẹ và rất đổ nên khi may lên thì tốt nhất là chọn dáng suông, không ôm sát vào cơ thể. Như thế, nhờ độ đổ của chất liệu mà áo vẫn rũ, vẫn tạo nên được form dáng của người mặc. Voan có nhiều loại: voan nhăn, voan hoa, voan trơn (không có hoa văn), voan kẻ.


Khi may, trên các loại voan màu (không có hoa văn), bạn nên sử dụng các cách trang trí đơn giản như gấp nếp vải, trần gân...



2. Vải ren là gì


Ren thực chất là một loại vải được đan từ nhiều sợi vải. Vì thế, điều quan trọng là bạn phải xem xét đến mũi đan trên mỗi centimet vải ren. Số lượng mũi đan càng nhiều thì chất lượng vải ren càng tốt.

Ren chất lượng kém thì rất mỏng, chỉ cần móng tay chạm vào là có thể móc sợi, làm cho vải rúm ró. Vải ren chất lượng tốt thì có thể cảm thấy mềm tay khi chạm vào, dày dặn nhưng không nóng.



3. Vải cát len Hàn Quốc
Vải cát len là loại vải được làm từ các loại sợi tổng hợp nhân tạo, vải cát len được sản xuất nhiều từ Hàn Quốc. Đây là loại vải đẹp, chât lượng.




Thứ Năm, 6 tháng 7, 2017

Khái niệm về vải dệt kim- Knitting fabric concept

Vải dệt kim là vải được tạo thành bởi sự liên kết một hệ thống các vòng sợi với nhau, được sản xuất bằng công nghệ dệt kim.

Các vòng sợi được liên kết với nhau theo quy luật tạo vòng nhờ một hệ thống kim dệt giữ vòng sợi trước trong khi các vòng sợi mới được hình thành ở phía trước các vòng sợi cũ. Các vòng sợi cũ sau đó được lồng qua vòng các sợi mới để tạo thành vải. Các vòng sợi này tạo ra nhờ cơ cấu chuyển động nâng lên , hạ xuống và kết hợp đóng mở kim của hệ thông kim dệt và cam dệt trên máy dệt kim.

Vải dệt kim bao gồm các hàng ngang gọi là hàng vòng ( course) và cột dọc gọi là cột vòng ( Wale). Cấu trúc vòng sợi làm cho vải dệt kim đàn hồi và xốp , mang những đặc trưng kỹ thuật hoàn toàn khác với vải dệt thoi.

Trong vải dệt thoi, sợi là luôn luôn thẳng, chạy song song hai chiều doc ( warp) hoặc ngang (fill). Ngược lại, trong vải dệt kim sợi chạy được uốn cong  tạo thành các vòng đối xứng trên và dưới . Các vòng uốn cong này có thể dễ dàng kéo dài theo các hướng khác nhau làm cho các loại vải dệt kim đàn hồi nhiều hơn nhiều so với các loại vải dệt thoi.

Vì lý do này, vải dệt kim  được phát triển rất nhanh cho hàng may mặc mà yêu cầu phải có tính đàn hồi hoặc kéo giãn cao đáp ứng với chuyển động của người mặc, như tất và hàng thun hoặc cho áo quần bó sát cơ thể. So với hàng dệt thoi, chỉ có thể kéo căng rất ít hoặc theo hứơng nghiêng với hướng dọc hoặc hướng ngang của vải hoặc trừ khi nó được dệt từ các chất liệu co giãn như spandex.;Tính đàn hồi của vải dệt kim cho phép nó được sử dụng thích hợp hơn để tạo ra những kiểu thời trang cho phụ nữ và trẻ em. Do đó, nhu cầu tiêu thụ vải dệt kim trong cuộc sống ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với vải dệt thoi.

Các tính chất căn bản của vải dệt kim:
– Bề mặt thoáng, mềm, xốp.
– Tính co dãn, đàn hồi lớn, thuận tiện cho các hoạt động của con người trong sinh hoạt hoặc thể thao.
– Giữ nhiệt tốt mà vẫn không cản trở quá trình thoáng khí giữa cơ thể người và môi trường xung quanh (Breathable).
– Tính thẩm thấu tốt.
– Ít nhàu, dễ bảo quản và giặt sạch.
– Tính vệ sinh trong may mặc tốt.
– Tạo cảm giác mặc dễ chịu.
Phân loại vải dệt kim:

Căn cứ vào cơ chế tạo vòng sợi trong công nghệ dệt kim, người ta phân biệt thành hai loai: Vải dệt kim đan ngang và vải dệt kim đan doc (Weft and warp knitting)

Trong vải dệt kim đan ngang ( Weft knitting) , cột vòng (wales) vuông góc với hàng vòng ( Course) của sợi.

Trong vải dệt kim đan dọc, các cột vòng (wales ) và các hàng vòng của sợi  chạy hầu như song song. Trong vải dệt kim đan ngang về lý thuyết, vải có thể được sản xuất từ một sợi duy nhất, bằng cách dệt từng hàng lần lượt. Ngược lại, ở vải dệt kim đan dọc, một sợi là chỉ cho mỗi cột . Bởi vậy, một mảnh vải dệt kim dọc có thể có hàng trăm cột vòng (wales), hay đòi hỏi hàng trăm cối sợi . Vải dệt kim đan dọc thường được thực hiện bằng máy, trong khi vải đệt kim đan ngang được thực hiện có thể bằng tay hoặc bằng máy. Vải dệt kim đan dọc như tricot có khả năng ổn định hình dáng rất tốt bên cạnh tính đàn hồi và thường được sử dụng trong đồ lót.

Trong thực tế thì vải dệt kim đan ngang được dệt từ rất nhiều tổ sợi tương ứng với số kim, tất cả đều tham gia tạo vòng đồng thời tạo ra vải.
Các loại vải dệt kim đan dọc thông dụng :
Kiểu Tricot :

Tricot sủ dụng phổ biến để may đồ lót. Mặt phải của vải có những gân sọc dọc nổ rõ , trong khi ngược lại mặt trái là những gân ngang. Các loại vải này có một kết cấu draft (mềm rủ) và soft (mềm) và có thể kéo  căng theo chiều dọc và hầu như không có giãn ngang.
Kiểu Milan:

Milan có cấu trúc mạnh hơn, ổn định hơn, mượt mà hơn và đắt hơn tricot . Do đó, được sử dụng trong đồ lót tốt hơn. Các loại vải dệt kim dọc kiểu này được dêt từ hai sợi dệt kim theo đường chéo, kết quả trên vải mặt có sườn gân dọc rõ rệt và mặt trái có cấu trúc đường chéo. Các loại vải này thường là nhẹ ( lightweight ), mượt mà ( Smooth), và ổ định hình dáng tốt.

Kiểu Raschel:

Raschel là kiểu vải dệt kim đan dọc mà độ giãn là không đáng kể và có cấu trúc cồng kềnh. Chúng thường được sử dụng như một vật liệu lưới thông gió cho áo khoác, áo jacket, ba- lô, túi xách…Nó có thể được thiết kế từ dạng mật độ rất cao, không co giãn hoặc rất thưa như mắt lưới, hai mặt gần như nhau.

Các kiểu dệt kim đan ngang thông dụng:

Một số kiểu dệt cơ bản như : vải một mặt phải Single jersey,  vải dệt hai mặt như Rib,  Interlock…


Vải Single Jersey là vải một mặt phải , được dệt ra trên máy môt giường kim. Vải có 2 mặt khác nhau rõ rệt, một mặt trái và một mặt phải. Nhìn mặt trái ta có thể thấy rõ các hàng vòng, nhìn mặt phải nổi rõ các trụ vòng. Vải có tính quăn mép, dễ tuột vòng sợi.



Vải rib: Hai mặt vải đều giống nhau và đều là mặt phải. Nếu kéo giãn theo chiều ngang sẽ thấy rõ các cột vòng phải nằm xen kẽ các cột vòng trái. Các cột vòng phải và trái sẽ tạo thành hai lớp cột vòng nằm trên hai mặt phẳng song song, áp sát với nhau. Không quăn mép, độ giãn lớn, độ dày lớn.

Vải Interlock: là vải hai mặt phải. Hai mặt vải đều giống nhau và đều là mặt phải. Các cột vòng phải của lớp vải này chồng khít lên và che lấp hoàn toàn các cột vòng phải của lớp vải kia. Không quăn mép, vải bóng mịn, không tuột vòng, độ giãn thấp.
So sánh giữa vải dệt kim đan dọc và dệt kim đan ngang